Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bình phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năng lượng mặt trời

06:55 | 25/04/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Với ý tưởng độc đáo, anh Trần Trung Hiếu ở xã Vĩnh Lợi (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã nghiên cứu, chế tạo ra “Bình phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năng lượng mặt trời”.    
binh phun thuoc chay bang nang luong mat troiBếp nấu ăn bằng năng lượng mặt trời ở Mỹ
binh phun thuoc chay bang nang luong mat troiNăng lượng mặt trời - Tương lai “xanh” của ngành đường sắt
binh phun thuoc chay bang nang luong mat troiNhững lưu ý khi vệ sinh pin năng lượng mặt trời
binh phun thuoc chay bang nang luong mat troi
Anh Trần Trung Hiếu với sản phẩm bình phun sử dụng năng lượng mặt trời

Anh Trần Trung Hiếu cho hay, do thường xuyên phun thuốc bằng bình phun sử dụng động cơ xăng, nhận thấy ô nhiễm môi trường, ồn tai, tốn kém nhiên liệu và đeo vác nặng, anh đã nghiên cứu chế tạo bình phun theo nguyên tắc sử dụng điện năng lượng mặt trời để thay thế và tiết kiệm nhiên liệu xăng.

Bình phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năng lượng mặt trời có cấu tạo vỏ và đế bình dung tích 25 lít, bơm áp lực 40W, ắc quy, các mạch tăng áp, mạch giảm áp, mạch chỉnh áp và pin năng lượng 30W. Trong quá trình phun tấm pin năng lượng sẽ lấy năng lượng từ mặt trời, rồi nạp vào hệ thống tích điện. Khi nạp đầy năng lượng thì hệ thống có chế độ tự ngắt, đảm bảo hệ thống được sử dụng lâu dài và hiệu quả.

Ưu điểm của bình phun điện năng lượng so với bình phun tay là không sử dụng xăng trong quá trình phun, không gây tiếng ồn, hạn chế ảnh hưởng môi trường do khí thải từ máy thải ra và trọng lượng nhẹ hơn 3 - 6kg và so với bình phun điện thì không cần phải sạc, thời gian phun dài hơn và chất lượng phun hiệu quả hơn.

Với bà con nông dân, khi phun từ 30 - 40 bình mỗi ngày sẽ tốn khoảng 1 lít xăng cho động cơ xăng, còn với bình phun điện năng lượng thì chi phí đó bà con không phải tốn kém, do đó tiết kiệm được phần chi phí đáng kể.

Theo anh Hiếu, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thấy rõ như giảm chi phí trong quá trình sản xuất từ 10 - 15%/vụ sản xuất; hạn chế tối thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường, các loại rầy bị tiêu diệt nhanh vì tốc độ xịt đều và mịn.

Với khả năng áp dụng rộng rãi trên nông nghiệp như lúa, rau màu, cây ăn trái, cây chè, tiêu…, anh Hiếu cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến sản phẩm nhằm đem đến sự tiện lợi tối đa cho bà con nông dân.

N.H