Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bệnh viện quá tải do bệnh tay chân miệng

18:46 | 27/07/2011

526 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tăng đột biến so với mọi năm, diễn biến phức tạp với nhiều ca nặng và kéo dài đã làm cho các bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh này tại TP HCM rơi vào tình trạng quá tải.

Trẻ mắc bệnh TCM phải nằm ghép 2 người/giường bệnh

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 đã điều trị nội trú cho 6.185 ca bệnh TCM, tăng gấp 5 lần so với cả năm 2010, trong đó có 32 ca tử vong (TP HCM 10 ca, các tỉnh chuyển về 22 ca).

Hiện tại, có 275 bệnh nhi mắc bệnh TCM đang điều trị tại bệnh viện, các bệnh nhi phải nằm ghép 2-3 người/1 giường bệnh. Tình hình này, làm bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải; lượt khám mỗi ngày lên tới trên 7.000 lượt và số nội trú từ 1800 – 1900 bệnh nhi, trong khi thiết kế của bệnh viện chỉ cho khoảng 1400 bệnh nhân nội trú.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 tình hình cũng tương tự. Từ đầu năm đến nay, đã có 3580 bệnh nhi mắc bệnh TCM phải nhập viện điều trị, tăng gấp 3 lần so với cả năm 2010, trong đó có 17 ca tử vong.

Số bệnh nhân mắc bệnh TCM tăng cao không chỉ riêng ở TP HCM mà còn ở các tỉnh phía Nam. Từ đầu năm đến nay, ở 20 tỉnh thành phía Nam số ca mắc TCM tăng gấp 3 lần năm trước, với hơn 17.600 ca mắc và 59 ca tử vong. Hiện bệnh vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: "Hơn 50% bệnh nhi mắc TCM điều trị tại bệnh viện là từ các tỉnh chuyển về. Tuy nhiên, việc chuyển viện là rất nguy hiểm vì đối với bệnh nhi mắc bệnh TCM từ độ 2b trở lên có thể xảy ra biến chứng suy hô hấp gây tử vong rất nhanh chỉ trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Do đó, các bệnh viện tuyến dưới nên phối hợp với tuyến trên để tiến hành hội chẩn, hỗ trợ điều trị từ xa, hạn chế thấp nhất tình trạng chuyển viện gây nguy hiểm cho bệnh nhân”.

Bệnh nhi mắc bệnh TCM nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bộ Y tế đã thông qua phác đồ điều trị mới cho bệnh TCM nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế tử vong do bệnh này. Tuy nhiên, với phác đồ điều trị mới phải sử dụng thuốc IVIG với giá thành cao làm cho chi phí điều trị cho một ca bệnh TCM cũng tăng cao. Chi phí trung bình điều trị một ca TCM độ 2 là 5,2 triệu đồng, độ 3 là 27,5 triệu đồng, độ 4 là 30 triệu đồng. Trong khi đó, mức trần của BHYT thanh toán cho một ca bệnh TCM điều trị nội trú chỉ là 1,9 triệu đồng.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong 6 tháng chi phí mua thuốc IVIG là 15,5 tỷ đồng, chiếm 23,3% dự toán mua thuốc cả năm của bệnh viện. Thuốc IVIG đã được đưa vào danh mục thuốc được chi trả BHYT. Tuy nhiên, việc thanh toán vượt trần thông thường phải đợi đến cuối năm nhưng với chi phí vượt trần quá cao như vậy sẽ gây khó khăn cho bệnh viện. Do đó, bệnh viện đang kiến nghị với BHXH giải quyết, để sớm được thanh toán khoản vượt trần này.

Các bệnh viện chuyên khoa nhi đã triển khai tập huấn cho tất cả bác sĩ phòng khám về xử trí bệnh TCM. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận biết phát hiện sớm trẻ bị TCM với các biểu hiện: Sốt cao, loét miệng, nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, chới với, nôn ói nhiều, yếu liệt tay chân.

Mai Phương