Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bất thường trong dịch sốt xuất huyết hiện nay

10:54 | 16/09/2015

1,735 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thông báo tình hình cũng như đưa ra giải pháp phòng chống dịch và khuyến cáo đến người dân. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua, tại Hà Nội có nhiều hộ dân phản ứng và bất hợp tác việc thực hiện công tác phòng chống dịch là phun thuốc muỗi.  

bat thuong trong dich sot xuat huyet hien nay

Xuất hiện ca sốt xuất huyết gây biến chứng não

Theo thông tin từ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã xuất hiện bệnh nhân bị sốt xuất huyết (SXH) gây biến chứng viêm não, màng não nặng đầu tiên.

Tại cuộc họp, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, dịch sốt xuất huyết đang diễn ra khôn lường khi từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 30 nghìn trường hợp sốt xuất huyết tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó 18 trường hợp tử vong tập trung tại các tỉnh thành thuộc khu vực miền Nam và Trung Bộ.

bat thuong trong dich sot xuat huyet hien nay
Lãnh đạo Bộ Y tế và Cục Y tế Dự phòng kiểm tra công tác diệt bọ gậy ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Điểm bất thường của dịch sốt xuất huyết năm nay được PGS.TS Trần Đắc phu phân tích so với mọi năm, chu kỳ dịch thay đổi rất khó lường như ở miền Nam dịch kéo dài hơn, còn ở miền Bắc thì đến sớm hơn, lại phức tạp hơn, như ở Hà Nội, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3,5 lần so với năm ngoái, đứng thứ 6 trên toàn quốc với hơn 1.500 ca mắc.

Đáng chú ý là trong vòng 1 tháng, từ tháng 7 đến tháng 8 số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng vọt từ 359 ca lên 635 ca - một chuyện hiếm hoi trong những năm dịch gần đây. Nhưng rất may là Hà Nội chưa xảy ra trường hợp tử vong nào.

Nguyên nhân của diễn biến dịch sốt xuất huyết đầy phức tạp năm nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho là: Do chưa có vắc-xin phòng bệnh, một giải pháp được coi là triệt để trong công tác phòng chống dịch bệnh từ trước tới nay. Cùng với đó thuốc điều trị đặc hiệu lại chưa có nên khi đã có người mắc, nguy cơ lây lan càng nhanh hơn.

Tiếp nữa là tốc độ đô thị hóa nông thôn với các  khu công nghiệp, nhà cao tầng mọc lên như nấm hay tình trạng di dân đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động tới những điều kiện gây bệnh làm cho chu kỳ dịch thay đổi không thể nào lường trước được cũng như dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát mạnh.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và không có miễn dịch chéo giữa các “tuýp” virus (có 4 loại tuýp virus) cũng là những nguyên nhân làm cho nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn và khi đã diễn ra thì tính chất dịch bệnh càng trở nên phức tạp, khó lường hơn.

Nhưng đáng nói nhất trong số những nguyên nhân ấy và được coi là nguyên nhân chủ quan chính là ý thức và trách nhiệm tham gia công tác phòng chống dịch bệnh của người dân chưa tốt. Trong khi đối với sốt xuất huyết thì đây lại là điều kiện tiên quyết để phòng bệnh. Bởi theo “cơ chế” lây bệnh, muỗi là loại côn trùng duy nhất truyền bệnh sốt xuất huyết nhưng phải là muỗi vằn hay còn gọi là “muỗi vua” do chỉ sinh sản ở nước trong.

Loại muỗi này sau khi hút máu (đốt) người có virus gây bệnh (Dengue) tiếp tục đốt sang người khác vô hình trung đã làm lây lan virus, khiến người  không có bệnh thành có bệnh. Đặc biệt trong thời gian 5 ngày đầu bị sốt thì virus xuất hiện nhiều nhất trong máu nên muỗi đốt người bệnh trong những ngày này thì mang rất nhiều virus truyền sang người khác khi đốt, mặc dù phải sau 8-12 ngày hút máu nhiễm virus, muỗi mới có truyền bệnh. Nhưng khi đó muỗi sẽ có khả năng truyền bệnh suốt đời.

Thế cho nên đối với người dân chỉ cần diệt muỗi và không tạo điều kiện thuận lợi cho loại muỗi truyền virus sốt xuất huyết sinh sản bằng cách phun thuốc muỗi, không để nước đọng ở bất kể vật dụng gì và thả cá vào những dụng cụ trữ nước là được. Thế nhưng theo ông Trần Đắc Phu, sau khi đi kiểm tra tại những vùng dịch, người dân ở đó đã không thực hiện như vậy, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, nhà trọ. Mà chuyện trớ trêu nhất trong mùa dịch bệnh này là để diệt muỗi, các cơ sở y tế tại địa phương phối hợp với sinh viên tình nguyện phải đi vận động, cổ động người dân diệt muỗi!

Trong khi đó là việc làm đáng lẽ ra người dân phải ý thức, có trách nhiệm vì nó bảo vệ chính sức khỏe của mình sau đó đến cộng đồng. Vậy mà phải vận động, phải “tiền hô hậu ủng”, thậm chí cán bộ y tế đến tận nhà từng người dân để hướng dẫn rồi thực hành mẫu những việc cọ sạch chum nước, đổ nước đọng ở những lốp xe hỏng, lọ hoa… thì người dân mới thực hiện. Ấy thế mà chưa phải tất cả người nào cũng thực hiện như vậy.

Ở Hà Nội cũng vậy, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, mới chỉ 60% người dân ở các khu ổ dịch đồng ý cho phun thuốc muỗi. Còn lại là bất hợp tác với cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch bằng cách mỗi khi nhân viên y tế đến phun thuốc là khóa cửa không cho vào hoặc chỉ cho phun ở bên ngoài (sân) không cho vào nhà. May mắn lắm thì có hộ gia đình cho phun thuốc ở tầng 1 nhưng các tầng trên không cho phun vì sợ độc, bất chấp nguy cơ dịch bệnh lây lan và diễn biến phức tạp.

“Chính vì vậy, dịch bệnh đã phức tạp bởi các nguyên nhân khách quan thì càng trở nên phức tạp do cả những nguyên nhân chủ quan tác động”, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định.

PGS.TS Trần Đắc Phu còn phân tích: “Trong khi ý thức của người dân đã vậy thì chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chưa chỉ đạo sâu sát đến hộ dân, phối hợp giữa các ngành chức năng chưa chặt chẽ, sự kiểm tra đôn đốc thiếu quyết liệt, hiệu quả. Thậm chí họp công tác đề ra phòng chống dịch thì cán bộ y tế địa phương vắng mặt v.v… 

Đã vậy, thì nguồn nhân lực y tế mỏng, phải thuê cộng tác viên. Nhưng chi phí dành cho công tác phòng chống dịch giảm xuống hơn 41% nên độ phủ của mạng lưới cộng tác viên cũng giảm từ 10% xuống 3%... Nói chung tất cả những nguyên nhân ấy đã làm cho tình hình dịch bệnh vốn đã phức tạp càng phức tạp hơn”.

Để giải quyết vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định phải đẩy mạnh hơn sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đồng thời phải quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch bằng cách truyền thông đến người dân để người dân hiểu từ đó ý thức rõ về trách nhiệm, hành động của mình. Huy động sự hợp tác, ủng hộ của chính quyền địa phương, hội phụ nữ, học sinh, nông dân nhằm vận động, thực hành diệt loăng quăng trong khu vực dân sinh. Phun hóa chất diện rộng đối với các khu vực có nguy cơ. Tập huấn, nâng cao năng lực hệ thống cộng tác viên sốt xuất huyết… Và hiện nay những giải pháp này đã được thực hiện.

Đối với người dân, thì Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, trong thời gian dịch bệnh như hiện nay, nếu sốt thì phải đến ngay cơ sở y tế để xác định rõ là sốt xuất huyết hay sốt vì nguyên nhân khác. Do những ngày đầu sốt xuất huyết không có biểu hiện gì phân biệt với các loại sốt khác, chỉ sau đó mới chảy máu chân răng, máu cam hoặc xuất huyết dưới da, phụ nữ thì có thể thấy kinh sớm…

Khi sốt thì chỉ dùng paracetamol hạ nhiệt và khi đã biết là sốt xuất huyết thì không được tự điều trị tại nhà mà phải đến bệnh viện vì nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: Trụy mạch, sốc, chảy máu nội tạng dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao… Nhiều trường hợp khi sốt không đến bệnh viện nên đã muộn không thể chữa trị được.

Trả lời về việc thuốc muỗi có độc hại hay không, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định: Các loại hóa chất phun phòng bệnh, đặc biệt là loại thế hệ mới như bây giờ, khả năng ảnh hưởng đến con người rất ít. Vì mỗi lần đưa ra sử dụng loại hóa chất gì, Bộ Y tế đều cho thử nghiệm ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, thấy chắc chắn về độ an toàn mới cho phép sử dụng. Hơn nữa, trong một đợt phun chỉ phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần nên tồn lưu không có dẫn đến sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng. Chỉ có điều thuốc muỗi không nên phun vào những nơi có cá vì cá không chịu được hóa chất này.

Xuân Bách

Năng lượng Mới 457