Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Báo Trung Quốc:

Báo Trung Quốc kích động Nga bắn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ

07:30 | 28/12/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện tại, viên tướng nào lại dám ra tay với chiến cơ của Nga, làm sao ông Putin có thể nuốt hận trong thời gian dài? Nếu việc động võ với Thổ Nhĩ Kỳ không khả thi thì biện pháp hiệu quả nhất là tìm cơ hội bắn rơi một, hai chiến đấu cơ của nước này để “nợ máu trả máu”.

Nga-Thổ vốn là kẻ thù không đội trời chung suốt thời gian dài, trong lịch sử hai nước đã giao chiến với nhau 11 lần. Nếu việc động võ với Thổ Nhĩ Kỳ không khả thi, thì biện pháp hiệu quả nhất là Nga tìm cơ hội bắn rơi một đến hai chiến đấu cơ để “nợ máu trả máu”, Hoàn Cầu nhận định. 

Mấy ngày vừa qua, sự kiện hộp đen của chiếc máy bay Su-24 mà Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi được mở thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận, kết quả mà phía Nga công bố ngày 21/12 vừa qua về thông tin chứa đựng trong hộp đen khiến nhiều người thất vọng: Hộp đen bị phá hủy nghiêm trọng, trong 16 thẻ nhớ, có 13 thẻ hư hỏng hoàn toàn, 3 thẻ con lại hư hỏng một phần, chỉ có số liệu trong 1 thể có thể nắm bắt.

nga bao thu khong ban ha may bay tho nhi ky khong giai han
Tổng thống Putin coi vụ bắn hạ Su-24 là "cú đâm sau lưng" hèn hạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện tại các chuyên gia không  thể phân tích các dữ liệu trong đó, công tác nghiên cứu tạm ngừng. Ủy ban điều tra chuẩn bị mời các chuyên gia trong lĩnh vực này trực tiếp lấy số liệu từ con chip, nhưng công việc này đòi hỏi có khoảng thời gian rất dài.

Trước đó, tổng thống Nga Putin chỉ ra rằng, cho dù kết quả phân tích dữ liệu trong hộp đen thế nào thì cũng không thể dập tắt được ngọn lửa đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi phía Nga tuyên bố kết quả giải mật hộp đen của chiếc máy bay Su-24, báo giới Thổ Nhĩ Kỳ bình luận, nước Nga sợ những bí mật ẩn chứa trong hộp đen, những câu nói này thể hiện rất rõ hàm ý mỉa mai và khiêu khích.

Chiến đấu cơ Nga bị bắn rơi, mặc dù sự thật chưa được làm rõ, nhưng một vấn đề cũ lại được đưa ra: Tổng thống Nga sẽ dập tắt “ngọn lửa” bằng cách nào, liệu điều này có trở thành mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến tranh Nga – Thổ lần thứ 12 hay không? Câu trả lời có lẽ là không, vì lý do Nga không khai chiến với Thổ Nhĩ Kỳ không vì chiếc hộp đen bị hư hỏng nghiêm trọng mà thay đổi.

Trước hết, hiện nay, chiếc lược trọng điểm của Nga là tập trung truy quét IS, đây là cơ hội ngàn năm có một để Nga mở rộng địa bàn, bài xích thế lực Mỹ tại Trung Đông. Tổng thống Putin là người có con mắt chiến lược quốc tế sắc sảo, sẽ không vì cái nhỏ mà để mất cái lớn, bỏ lỡ thời cơ.

Một điều nữa có thể thấy là, trong quá trình tấn công IS, gần như nước Nga kiên trì phương châm “lấy dao phay mổ chim sẻ”, gần như huy động mọi trang bị vũ khí hiệu quả và tiên tiến nhất, vừa có chiến cơ Su-24, vừa có hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 hiện đại, nguồn tin cho biết, Nga còn chuẩn bị sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa S-500.

Có thể nói, truy quét IS đã trở thành cơ hội hiếm có để Nga thử nghiệm và quảng bá vũ khí hiện đại. Nga đang tiêu hao đạn dược không tiếc tay, đổi lại là những đơn hàng đặt mua vũ khí và thị trường tiêu thụ vũ khí rộng rãi. Hay nói các khác, đây chính là “bỏ con săn sắt, bắt con cá sộp”.

Một nguyên nhân khác khiến Nga không động võ với Thổ Nhĩ Kỳ là tấn công trên quy mô nhỏ sẽ không rửa được hận, cũng khó chế ngự được đối phương.

Thổ Nhĩ Kỳ là cường quốc quân sự trong khu vực với lực lượng quân đội 600.000 quân, sở hữu các vũ khí tiên tiến như chiến cơ F-16, sau lưng lại có NATO làm hậu thuẫn.

nga bao thu khong ban ha may bay tho nhi ky khong giai han
Hoàn Cầu nhận định rất có thể Nga sẽ bắn hạ một vài chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ để báo thù, nếu các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả

“Tuyên chiến với một nước thành viên của NATO đồng nghĩa với việc tuyên chiến với tất cả các nước thành viên” – quy định này của NATO khiến Nga không thể không cân nhắc khi có ý định ra tay với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không chính là đối đầu vũ lực với cả khối NATO, Nga không có đủ thực lực làm điều này, và nó cũng không phù hợp với chiến lược an ninh tổng thể của nước Nga.

Huống chi, hiện tại Nga còn rất nhiều sách lược trả thù Thổ, như uy hiếp quân sự, chế tài kinh tế... Cao tay hơn là tiếp tục dựa vào truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền, vạch trần mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và IS, làm mất uy tín của quốc gia này trên trường quốc tế, để các nước thành viên NATO thực sự cảm thấy mệt mỏi vì Thổ Nhĩ Kỳ, không còn tình nguyện “vác nợ”, “đỡ đòn” cho Ankara.

Minh chứng mới nhất cho thấy điều này là ngày 23/12, trang Sputniknews của Nga đã trích dẫn bản tin của truyền thông Iraq rằng, phát hiện ra bằng chứng cho thấy cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ trợ giúp IS trong điện thoại di động của một phần tử cực đoan IS bị bắn chết, trong chiếc điện thoại này có lưu giữ thông tin do cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, phía Thổ cung cấp sự đảm bảo về an ninh cho phần tử cực đoan xâm nhập vào Iraq.

Đối với tổng thống Putin, những điều này đều chưa đủ để rửa hận. Nga-Thổ vốn là kẻ thù không đội trời chung trong một thời gian dài, trong lịch sử hai nước đã giao chiến với nhau 11 lần, Thổ Nhĩ Kỳ thắng ít bại nhiều.

Hiện tại, viên tướng nào lại dám ra tay với chiến cơ của Nga, làm sao ông Putin có thể nuốt hận trong thời gian dài? Nếu việc động võ với Thổ Nhĩ Kỳ không khả thi thì biện pháp hiệu quả nhất là tìm cơ hội bắn rơi một, hai chiến đấu cơ của nước này để “nợ máu trả máu”.

Do Thổ Nhĩ Kỳ là bên gây sự trước, kiểu “lấy đũa trả đũa” này sẽ không vấp phải sự chỉ trích quá nhiều của cộng đồng quốc tế, và hành động này cũng sẽ không kích hoạt NATO phải đáp trả bằng vũ lực. Các nhà phân tích cho rằng, có thể ông Putin sẽ tìm cơ hội phù hợp, mặc dù không nói ra lời.

nga bao thu khong ban ha may bay tho nhi ky khong giai han

Người Kurd ở Đức biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ

Khoảng 15 nghìn người Kurd đã tham gia một cuộc biểu tình tại thành phố Dusseldorf của Đức để phản đối các chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các lực lượng vũ trang người Kurd thuộc đảng Công nhân Kurdistan (PKK).  

nga bao thu khong ban ha may bay tho nhi ky khong giai han

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục “đâm sau lưng” Nga?

Sau sự cố bắn rơi Su-24 của Nga gần biên giới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang tiếp tục có những động thái “đâm sau lưng” Moskva khi hứa hẹn viện trợ quân sự  cho một tiểu đoàn tình nguyện tham gia cái gọi là “chiến dịch phong tỏa Crimea” - nhằm cô lập, ngăn chặn mọi cung cấp cho vùng lãnh thổ thuộc Nga từ những nhu cầu cơ bản nhất như điện, nước, lương thực…

Theo QPAN