Báo động nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng kỷ lục, tăng quá 2⁰C
Nhiệt độ toàn cầu đang vượt ngưỡng kỷ lục (Ảnh: Getty). |
Ngày 17/11, lần đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng quá 2⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp, phá vỡ mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức nguy hiểm.
Con số báo động trên do Đài giám sát khí hậu Copernicus của châu Âu đưa ra, với thông tin bổ sung là những ngày tiếp theo có khả năng nhiệt độ sẽ cán mốc cao kỷ lục mới.
Năm 2023 đã có những tháng nóng cực độ và rất có thể sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử, với nhiều vụ hạn hán, cháy rừng diện rộng cùng những cơn bão mạnh khủng khiếp xảy ra trên khắp hành tinh.
Riêng ngày 17/11, nhiệt độ đã tăng 2,07⁰C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp và ngày 18/11 con số này gần như không thay đổi.
Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015 đã nhấn mạnh mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2⁰C và hướng tới mức an toàn là chỉ tăng không quá 1,5⁰C.
Những con số kỷ lục trên thực tế không chỉ có nghĩa là ngưỡng nhiệt độ mà Thỏa thuận Paris đặt ra đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ mà cơ bản hơn, nó nói lên rằng nhiệt độ trung bình của hàng chục năm qua đã liên tục tăng không thể kiềm chế và trở nên nguy hiểm.
Các chuyên gia đã cảnh báo và thúc giục toàn thế giới hướng đến mục tiêu kiềm chế nhiệt độ tăng để tránh các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như các đợt nắng nóng chết người, những cơn siêu bão và núi băng tan chảy.
Chúng ta đang ngày càng tiến đến gần giới hạn nhiệt độ tăng
Tháng 6 đến tháng 10 năm nay đều là những tháng nóng kỷ lục so với các năm trước. Tiếp đó, ngày 17/11 là ngày đầu tiên nhiệt độ trung bình ngày vượt quá ngưỡng 20C, khiến năm 2023 gần như sắp vượt kỷ lục của năm 2016 để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
Ngoài những dữ liệu chính thức này, các nhà khoa học cho biết những bằng chứng lâu đời khác trong tự nhiên như vòng cây hoặc lõi băng cũng cho thấy nhiệt độ năm nay có thể là mức cao chưa từng có trong vòng 100.000 năm qua.
Báo cáo Khoảng cách phát thải của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa được phát hành ngày 20/11/2023 cho biết tính đến đầu tháng 10 đã có 86 ngày ở mức nhiệt cao vượt quá 1,5⁰C so với con số trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. UNEP cảnh báo rằng những con số kỷ lục báo hiệu chúng ta đang tiến đến gần giới hạn nguy hiểm.
Hội nghị các bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12 tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Tại đây, các bên sẽ phải có phản hồi trước một báo cáo không lấy gì làm khả quan về cam kết đã đặt ra theo Thỏa thuận Paris, trong bối cảnh các nghiên cứu khoa học cho thấy thế giới đang tụt lại rất xa so với mục tiêu đã đặt ra về việc kiềm chế nhiệt độ tăng để bảo vệ hành tinh, bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Theo Dân trí
Cảnh báo: Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,4 độ C trong thế kỷ này Ngày 24/10, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nếu không có những thay đổi thực chất về chính sách trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng khoảng 2,4 độ C trong thế kỷ này. |
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Bài cuối: Hướng tới một Hà Nội "thích ứng" với biến đổi khí hậu
-
Siêu bão Man-yi giảm cấp khi vào Biển Đông, diễn biến khó lường
-
Siêu bão Man-yi giật trên cấp 17, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông
-
Thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn
-
Dự báo tiếp tục có bão số 10 đổ bộ vào Biển Đông
-
PVMR và Trung tâm QCC hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức về kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu