Báo động nạn bán hàng giả qua mạng
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021, do Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 TP Hà Nội tổ chức ngày 27/1.
Phát hiện hàng chục nghìn vụ vi phạm
Những năm qua, hoạt động kinh doanh TMĐT phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô. Lợi dụng nhân tố tích cực này, hoạt động kinh doanh, buôn lậu, sản xuất, tiêu thụ hàng giả số lượng lớn trên thị trường cũng ngày càng phức tạp, tinh vi.
Theo các cơ quan chức năng, chủ thể tham gia bán hàng giả, hàng lậu, hàng cấm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ hoặc cá nhân, thậm chí là học sinh, sinh viên... có nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hiệu nhưng với giá rẻ. Trên các trang mạng, TMĐT thường sử dụng hình ảnh hàng thật để quảng cáo nhưng lại chào bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng...
Hoạt động mua bán hàng online ngày càng diễn biến phức tạp. |
Đáng chú ý, vào những tháng đầu năm 2020, lợi dụng dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát trên địa bàn Hà Nội, một số đối tượng đã sản xuất, kinh doanh khẩu trang, quần áo bảo hộ giả, nước rửa tay sát khuẩn kém chất lượng thông qua các trang mạng và TMĐT. Ngoài ra còn mua gom, đầu cơ mặt hàng phòng dịch và xuất lậu sang nước ngoài để kiếm lời bất chính.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, trong năm 2020, các lực lượng chức năng trong BCĐ 389 TP đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 35.877 vụ; xử lý hành chính 31.987 vụ (tăng 2,37% so với cùng kỳ năm 2019); khởi tố 84 vụ với 114 đối tượng. Các vụ việc xử lý hành chính gồm: 3.324 vụ hàng cấm, hàng lậu; 1.349 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; 27.314 vụ gian lận thương mại.
Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu là 3.801 tỷ 835 triệu đồng, trong đó phạt hành chính 1.113 tỷ đồng; truy thu thuế và thu hồi thuế 2.679 tỷ đồng; tiền bán thanh lý hàng tịch thu 9 tỷ đồng. Chỉ riêng trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 335 vụ; xử lý hành chính 270 vụ, khởi tố 4 vụ và 7 đối tượng.
Tăng cường công tác phối hợp
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội Chu Xuân Kiên, thời gian qua, hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu mua bán của người dân tăng cao, việc chủ động phát hiện vi phạm trên môi trường mạng internet gặp nhiều khó khăn.
Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) Cao Văn Lộc chia sẻ, thủ đoạn của các đối tượng này thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, không có thật hoặc giả mạo địa chỉ để giao dịch, tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau, hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch vừa làm nơi ở, cất giấu hàng hóa nên khó khăn cho công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, bắt giữ và xử lý hành vi vi phạm.
Không chỉ có vậy, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP Hà Nội Nguyễn Trường Giang cũng băn khoăn, những đối tượng lợi dụng TMĐT để buôn bán hàng giả, hàng lậu thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin, hoặc có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách về việc này, trong khi một bộ phận lực lượng chức năng còn chưa chuyên sâu về nghiệp vụ, trang bị phương tiện còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc này, BCĐ 389 TP Hà Nội đề nghị BCĐ 389 Quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp liên ngành đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại tại các cửa khẩu biên giới, cảng hàng không quốc tế... qua đó hạn chế tối đa hàng hóa nhập lậu vận chuyển về Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, trong thời gian tới, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT, nhất là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó xác định các tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm để chỉ đạo kiểm tra thực hiện.
"Thủ trưởng các lực lượng chức năng, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả diễn ra công khai, thường xuyên lặp lại trên địa bàn." - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền |
Theo Kinh tế & Đô thị
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
-
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao
-
Tin tức kinh tế ngày 3/11: Xuất khẩu gạo năm 2024 khả năng đạt kỷ lục mới