Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu chiến HMS Argyll của Hải quân Anh tham gia diễn tập với Hải quân Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 1/2019. (Ảnh: US Navy) |
Theo công hàm gửi Liên Hợp Quốc với tư cách quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), Anh, Pháp và Đức nhấn mạnh công ước này là "khuôn khổ pháp lý" cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương". Ba nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do đi lại không gây hại, đặc biệt là quyền tự do hàng hải, hàng không nêu trong UNCLOS, trong đó có Biển Đông.
Công hàm cũng nhấn mạnh, các yêu sách chủ quyền dựa trên cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" ở Biển Đông trái với luật pháp quốc tế cũng như các điều khoản của UNCLOS. Công hàm đề cập lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực hồi tháng 7/2016, cho rằng phán quyết của tòa cũng phản ánh quan điểm này.
Công hàm của 3 nước nêu rõ, tất cả các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với quy định của UNCLOS cũng như các biện pháp, thủ tục giải quyết tranh chấp nêu trong Công ước.
Công hàm một lần nữa khẳng định, Anh, Pháp, Đức nhất quán lập trường không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, song "với tư cách các quốc gia thành viên của UNCLOS, Anh, Pháp và Đức sẽ tiếp tục tuân thủ và khẳng định các quyền và tự do theo quy định của UNCLOS, góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực dựa trên Công ước".
Trung Quốc đang đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gia tăng trên trường quốc tế vì các yêu sách đơn phương đối với hầu hết Biển Đông. Hồi tháng 7, Mỹ và Australia đã ra tuyên bố mạnh mẽ lên án các yêu sách trên là phi pháp, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong một công hàm ngoại giao gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 29/7, Malaysia cũng bác bỏ yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Dân trí
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp