Anh muốn một thỏa thuận toàn cầu ngừng cấp tài chính cho các dự án than
Chuyên gia kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản ngừng cấp tài chính cho nhà máy than ở nước ngoài |
Chủ tịch COP26 Alok Sharma: Anh muốn một thỏa thuận toàn cầu ngừng cấp tài chính cho các dự án than. Ảnh: Tư liệu |
Bộ trưởng Alok Sharma nhấn mạnh “Nếu chúng ta nghiêm túc về vấn đề 1,5 độ C, COP ở Glasgow sẽ giao phó than cho lịch sử”; cho biết Anh đang làm việc trực tiếp với các Chính phủ, thông qua các tổ chức quốc tế, để chấm dứt việc cung cấp tài chính quốc tế cho các dự án than. Đây cũng là một ưu tiên cá nhân của Bộ trưởng Alok Sharma.
Anh hiện đang tạo ra 2% điện từ than, giảm xuống từ 40% trong năm 2020 và dự kiến xóa bỏ hoàn toàn nguồn điện than vào năm 2024. Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết hạ thấp mức khí thải nhà kính ở Anh xuống 78% của mức năm 1990 vào năm 2035 và cắt giảm khí thải xuống bằng 0 vào năm 2050.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường cho rằng các thiết chế tài chính Anh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho các mỏ than và các nhà máy điện chạy bằng than ở trên thế giới. Than vẫn được sử dụng rộng rãi để phát điện và cho các mục tiêu công nghiệp khác ở Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết khí thải các-bon ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, đạt đỉnh vào năm 2030. Mỹ là nước xả khí thải nhà kính lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, đã cam kết sẽ tìm cách giảm một nửa mức khí thải, tính theo mức của năm 2005 vào năm 2030./.
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí