Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Án tích - đời cha ăn mặn đời con khát nước?

07:00 | 25/09/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Những ngày qua, trường hợp của hai em Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình và Nguyễn Đức Ngà ở Nghệ An không được nhận vào học trường công an vì phụ huynh của các em từng có án tích đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Rất may là Bộ Công an đã kịp thời xác minh thông tin, cân nhắc để hai em tiếp tục được nhập học, động thái này đã làm nức lòng người dân cả nước. Tuy nhiên, từ sự việc này nhiều ý kiến cho rằng nếu phụ huynh của các em đã làm thủ tục “xóa án tích” thì sẽ không gặp phải những sự cố đáng tiếc như vừa qua…!  

an tich doi cha an man doi con khat nuoc

Cần hiểu thế nào về 'xóa án tích'?

Trường hợp của hai em Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình và Nguyễn Đức Ngà ở Nghệ An không được nhận vào học trường thuộc ngành công an vì phụ huynh của các em từng có án tích. Nhiều ý kiến cho rằng nếu phụ huynh của các em đã làm thủ tục “xóa án tích” thì sẽ không gặp phải những sự cố đáng tiếc như vừa qua…

Thí sinh cầu cứu

Có thể nói đây là năm đầu tiên có tiền lệ thí sinh phải “cầu cứu” cả Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT). Đầu tiên là trường hợp của em Bùi Kiều Nhi (ở thôn Sơn Ngọc, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng  Bình) đạt 29 điểm khối C trong kỳ thi THPT quốc gia.

an tich doi cha an man doi con khat nuoc

Dù điểm cao như vậy nhưng em không được vào học Học viện Chính trị Công an Nhân dân vì bố đẻ từng bị xử phạt 9 tháng tù treo về tội “Chống người thi hành công vụ” theo bản án số 02 HS-TA ngày 18-5-1992. Án tích này đã lưu trong hệ thống thông tin nghiệp vụ của Công an tỉnh Quảng Bình. Thực chất thì bố của Nhi đã mất từ năm 2013. Nhi và gia đình em không hề biết đến án tích này nên em không khai trong hồ sơ nộp về trường.

an tich doi cha an man doi con khat nuoc
Hai em Nguyễn Đức Ngà và Bùi Kiều Nhi đều đã được Bộ Công an “đặc cách” vào học tại trường khối công an

Tương tự, trường hợp của Nguyễn Đức Ngà ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Mặc dù đã nhận được giấy báo nhập học nhưng em Ngà cũng phải nhận thông báo không đủ điều kiện nhập trường do bố của em đã từng có án. Thực tế, thì em Ngà không biết đến bản án này, ngay chính ông Nguyễn Đình Hóa (bố của em Ngà - PV) cũng không hề nhớ đến bản án 9 tháng tù treo cho tội “Cố ý gây thương tích” mà mình mắc phải ở thời thanh niên.

Tuy nhiên, cả 2 thí sinh này đã mắc lỗi không “khai báo trung thực” trong hồ sơ lý lịch dự tuyển vào các trường thuộc khối Công an đã được quy định tại Thông tư số 53 ngày 15-8-2012 quy định tiêu chuẩn về chính trị đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

Thực tế việc hai thí sinh này mắc lỗi trong quá trình khai báo lý lịch tuyển sinh có thể thông cảm được. Bởi đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện quy chế mới trong tuyển sinh. Nếu như trước đây, thí sinh đăng ký dự thi vào các trường thuộc lực lượng công an, quân đội sơ tuyển trước khi dự thi là tuân theo quy định của Thông tư 53. Thì nay, các em đăng ký trước rồi mới thi tuyển trong kỳ thi chung, sau đó xét tuyển nên mới xuất hiện hiện tượng này.

Tuy nhiên, bên lề sự việc này có nhiều ý kiến cho rằng, thời gian bị kết án của hai phụ huynh cũng đã hơn 20 năm và phụ huynh của hai em này cũng đã chấp hành xong hình phạt. Nếu ông này biết và đã thực hiện việc “xóa án tích” thì các em Nhi và Ngà sẽ không gặp phải những sự cố đáng tiếc như vừa qua.

Ai được xóa án tích?

Quy định về xóa án tích thể hiện rõ chính sách khoan hồng của luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, không mấy người quan tâm đến quy định này. Thực tế, việc xóa án tích đã được quy định cụ thể tại các Điều 64, 65, 66 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2009. Theo quy định này thì người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong 3 trường hợp: Đương nhiên xóa án tích; xóa án tích theo quyết định của tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

an tich doi cha an man doi con khat nuoc
Luật sư Đặng Xuân Cường - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Trao đổi với Năng lượng Mới về hai trường hợp của thí sinh Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà, Luật sư Đặng Xuân Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Trong trường hợp phụ huynh của 2 em Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Văn Ngà đều thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.

Trường hợp đương nhiên được xóa án tích được theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình sự như sau: “Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích: 1. Người được miễn hình phạt. 2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; d)  Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù  từ trên mười lăm năm”.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc cả hai trường hợp này lại chưa làm thủ tục xóa án tích theo quy định của pháp luật khiến cho các con mình khi dự thi vào các trường thuộc ngành công an gặp một số vướng mắc. Đây là chuyện đời cha ăn mặn đời con khát nước?

Theo Luật sư Đặng Xuân Cường thì mỗi ngành nghề có những quy định riêng (miễn không được trái với quy định của pháp luật). Công an là một ngành đặc thù, do vậy khi các em dự thi vào ngành này thì bản thân các em và gia đình cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng.

Để xảy ra những sự việc đối với em Bùi Kiều Nhi và em Nguyễn Đức Ngà thì vấn đề ở đây không phải là do quy định của lực lượng công an khắt khe mà vấn đề nằm ở chỗ các em và gia đình đã không hiểu biết về vấn đề xóa án tích, cũng như không tìm hiểu kỹ về điều kiện dự thi cũng như điều kiện vào học trong lực lượng công an.

Như vậy nếu các phụ huynh tiến hành thủ tục “xóa án tích” thì sẽ không gây phiền phức trong quá trình nhập học của con em mình như đã thấy.

Luật sư Đặng Xuân Cường cho rằng: Đúng là có nhiều người đã từng can án, mặc dù đã chấp hành xong bản án nhưng lại không làm thủ tục xóa án tích tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo Luật sư Đặng Xuân Cường thì: Điều này xuất phát từ cả vấn đề nhận thức chưa đúng lẫn sự hiểu biết pháp luật hạn chế.

“Mặc dù pháp luật không có quy định buộc người đã chấp hành xong bản án hình sự phải tới cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa án tích. Tuy nhiên, việc làm thủ tục xóa án tích sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã chấp hành xong bản án.

Lợi ích có thể thấy rõ nhất đó là trong trường hợp xấu, khi một người đã chấp hành xong bản án và không may họ phạm một tội mới, nếu trước đó họ đã làm thủ tục xóa án tích thì họ không bị coi là tái phạm. Khi đó họ sẽ chỉ bị coi như lần đầu phạm tội (đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người can án).

Ngoài ra thì đối với những ngành có quy định về tiêu chuẩn chính trị của gia đình thì người thân trong gia định của người từng can án đã làm thủ tục xóa án tích thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này. Trong hoạt động xét xử, thông tin chính xác về việc một người đã được xóa án tích hay chưa sẽ giúp cho việc áp dụng hình phạt, mức hình phạt của HĐXX được khách quan, chính xác.

Đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý thông tin, cung cấp thông tin của công dân sẽ có được các thông tin chính xác trong kho dữ liệu để tránh làm ảnh hưởng tới quyền lợi của những người này” - Luật sư Đặng Xuân Cường nói.

Để được xóa án tích thì người đã chấp hành xong bản án phải làm một bộ hồ sơ gửi tới cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích hoặc ra quyết định xóa án tích. Hồ sơ gồm: đơn (theo mẫu), kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do công an quận, huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của lực lượng Công an), bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác. Tòa án đã xét xử sơ thẩm là tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra quyết định xóa án tích.

Huyền Anh

Năng lượng Mới 460