Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

An ninh mạng: Cần hiện thực hóa bằng hành động vì trẻ em

06:48 | 30/10/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trăn trở với bạo lực học đường và nâng cao nhận thức an ninh mạng cho học sinh, Đại biểu Quốc hội - cô giáo Hà Ánh Phượng đã 'hành động hóa' bằng 2 dự án đặc biệt là Dự án 'ACB-Phòng chống bạo lực trên không gian mạng' và 'PsyMics- Tâm lý học đường'.
Bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội thông qua bộ quy tắc ứng xửBảo vệ trẻ em trên mạng xã hội thông qua bộ quy tắc ứng xử
Giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dụcGiải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục
Đồng hành, làm bạn cùng thanh thiếu niên trên không gian mạngĐồng hành, làm bạn cùng thanh thiếu niên trên không gian mạng
An ninh mạng: Cần hiện thực hóa bằng hành động vì trẻ em
ĐBQH Hà Ánh Phượng là người có nhiều trăn trở với an ninh mạng và bạo lực học đường.

Nhờ vào công nghệ thông tin và Internet, cô đã kết nối học sinh được “đi du lịch” tới hơn 40 quốc gia mà không cần visa, để học sinh từ vườn chuối có thể “nhìn ra thế giới”. Cô nhận định như thế nào về tiềm năng, tiện ích cũng như những rủi ro trên môi trường mạng đối với học sinh?

Những gì mà Internet đã đem lại chúng ta đều có thể nhìn thấy rõ, tuy nhiên nó ẩn chứa nhiều rủi ro trên môi trường mạng cho học sinh trong đó bao gồm vấn đề bắt nạt, lừa đảo trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, còn những rủi ro về sức khỏe, sự gắn kết mối quan hệ, sự lệ thuộc vào Internet, vấn đề nghiện game, vấn đề giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc cũng là những mối quan ngại mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc học tập, làm việc, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội khác trên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Vì thế, cần làm gì để hạn chế được những mặt trái của Internet mang lại cho các em học sinh ?

Tôi nghĩ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình, xã hội trong vấn đề này. Các em học sinh cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng để nâng cao nhận thức an ninh mạng như nắm được các chiêu trò lừa đảo trên mạng đang thịnh hành, cách xử lý tin giả, các điều nên và không nên làm khi sử dụng mạng xã hội.

Đồng thời, các em phải nắm được các kịch bản để giải quyết khi tình huống xấu xảy ra. Các trường học cần tổ chức các khóa học, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức an ninh mạng cho học sinh, sinh viên.

Được biết mới đây cô có dự án mới về “Phòng chống bạo lực trên không gian mạng”. Cô có thể nói thêm về dự án này?

Với mong muốn có thể nâng cao nhận thức về an ninh mạng, giúp các em học sinh biết được cách bảo vệ bản thân, an toàn khi sử dụng mạng trong bối cảnh mạng Internet đang phổ biến ở mọi nơi, chúng tôi quyết tâm thực hiện dự án này.

Dự án được chia thành 3 giai đoạn chính, ở giai đoạn đầu các em học sinh đã thực hiện một nghiên cứu khoa học hành vi về thực trạng vấn đề bắt nạt qua mạng.

Sau khi nghiên cứu được thực trạng của vấn đề bạo lực trên không gian mạng, học sinh nhóm dự án đã tiếp tục hoàn thiện bộ cẩm nang song ngữ về an toàn sử dụng mạng, sử dụng nền tảng số dành cho giáo dục Flipgrid để kêu gọi học sinh trong và ngoài nước tham gia, chia sẻ, nâng cao tiếng nói về cách phòng chống bị bắt nạt qua mạng.

Đặc biệt, tất cả các thành viên tham gia dự án đã có những buổi kết nối học hỏi, tuyên truyền "xuyên biên giới" với các trường học tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam và các trường đến từ 21 quốc gia trên thế giới với 22.000 người tham gia về việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực trên không gian mạng.

Không những vậy, nhóm truyền thông của dự án đã tích cực tuyên truyền tại các phương tiện số như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube đến đông đảo lực lượng học sinh tham gia trong và ngoài nước.

Đây cũng là một cơ hội tốt để học sinh có thể vận dụng kiến thức liên môn (tiếng Anh, toán, tin học, công nghệ, văn học, địa lý, lịch sử, tâm lý, thống kê, giáo dục công dân, nghệ thuật,...) để giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát triển toàn diện về các năng lực, phẩm chất cần có của thế kỷ XXI.

Điểm nhấn của dự án là học sinh được tham gia hội thảo quốc tế với các khách mời là các chuyên gia về an ninh mạng, chuyên gia tâm lý để được tư vấn và chia sẻ những thông tin cần thiết, đồng thời dự án cũng đưa ra công cụ tư vấn Chatbot tự động trên trang thông tin của dự án.

Tất cả video của dự án từ các chuyên gia an ninh mạng với sự đồng ý của tác giả sẽ được chia sẻ miễn phí tới học sinh trong và ngoài nước.

Cô nghĩ gì về câu nói của Bill Gates: “Quên đại học đi, Web là tương lai của giáo dục”?

Tôi được biết đây là câu nói của Bill Gates tại một hội thảo quốc tế, ông lý giải 2 lý do cho câu nói này là vấn đề học phí của đại học và vấn đề hạn chế về mặt nội dung trong các giáo trình truyền thống tại các trường đại học trong khi chất lượng các chương trình học trực tuyến đang ngày được nâng cao.

Tuy nhiên, tôi chỉ đồng ý một phần, bởi điều này còn phụ thuộc với từng đối tượng và từng quốc gia, đòi hỏi tính tự học cao từ người học và chất lượng của các trường đại học.

Học phí đại học có thể đắt hơn giáo dục trực tuyến nhưng “chi phí cơ hội” ở đại học và những ích lợi mà nó đem lại cho sinh viên được học trực tiếp ở trường so với sinh viên đơn thuần chỉ học qua web không hề đắt.

Giáo dục đại học đã và đang thay đổi tích cực về mặt nội dung để phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0 và bối cảnh đại dịch Covid-19: sự kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến.

Quan điểm cá nhân tôi là phương pháp nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của riêng nó, nếu chúng ta biết kết hợp hài hòa thì sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực.

An ninh mạng: Cần hiện thực hóa bằng hành động vì trẻ em
Cô giáo Hà Ánh Phượng bên cạnh học sinh của mình.

Là một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2020, cô nhận xét gì về một số khuynh hướng sống hiện nay, như xu hướng "tang ping" - nằm thẳng cẳng và mặc kệ đời vì cạn kiệt hy vọng, vì chán chiến đấu của giới trẻ Á Đông. Thậm chí hội chứng "hang động", hội chứng "điện thoại ma"... để nói đến những người trẻ lười biếng và mệt mỏi và chìm đắm trong thế giới ảo?

Tôi không bất ngờ trước những hiện tượng này, nó diễn ra theo quy luật tự nhiên của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nó chỉ nằm ở một số bộ phận nhất định, không phải bạn trẻ nào cũng như thế.

Hằng ngày, chúng ta được nghe rất nhiều những câu chuyện truyền cảm hứng từ các bạn trẻ ở Việt Nam và trên thế giới, những người ham học hỏi, sáng tạo, rạch ròi giữa thế giới ảo và thật.

Một cách lạc quan mà nói, ở thời nào cũng vậy, những xu hướng thiếu tích cực chỉ tồn tại ở một mức độ và thời điểm nhất định rồi nhanh chóng mất dần đi. Có thể nó sẽ quay trở lại ở những đặc điểm khác nhưng tôi có niềm tin lạc quan vào thế hệ trẻ.

Cô là Đại biểu Quốc hội trẻ, lại có nhiều sáng kiến trong việc dạy và học, hẳn là cô có nhiều trăn trở liên quan đến giáo dục hiện nay?

Ở quốc gia nào cũng vậy, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm và có nhiều vấn đề được xã hội chú ý. Chúng ta ghi nhận những giá trị tích cực mà Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đã nỗ lực đem lại cho giáo dục những năm vừa qua, nhất là bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp.

Tuy nhiên, là một giáo viên, một người mẹ, một phụ nữ người dân tộc ít người và là Đại biểu Quốc hội, tôi cũng có những trăn trở, trong đó bao gồm vấn đề nâng cao đời sống và chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên và các em học sinh, vấn đề rủi ro mà việc học trực tuyến đang mang lại cho người học, vấn đề bạo lực học đường và một số vấn đề có liên quan...

Cô có thể chia sẻ các dự án mà cô đang thực hiện và những dự định và những dự án trong tương lai?

Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Trong những năm vừa qua, tôi thường hiện thực hóa các vấn đề mà tôi trăn trở qua các dự án dạy học như “Dự án lớp học không biên giới”, “Dự án nói không với ống hút nhựa”, “Dự án thư viện hạnh phúc” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và kỹ năng cần có cho học sinh tại thế kỷ XXI hướng tới việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Hiện tại có 2 vấn đề mà tôi trăn trở là bạo lực học đường và nâng cao nhận thức an ninh mạng cho học sinh. Tôi đã “hành động hóa” qua 2 dự án đang thực hiện: Dự án “ACB-Phòng chống bạo lực trên không gian mạng” và “PsyMics- Tâm lý học đường”.

Nếu như dự án “ACB- Phòng chống bạo lực trên không gian mạng” là nơi các em học sinh có cơ hội nâng cao nhận thức, an ninh mạng thông qua các nền tảng số thì trong dự án về tâm lý học đường PsyMics, chúng tôi cũng tổ chức các buổi chia sẻ từ ban cố vấn dự án, khách mời là các tiến sỹ tâm lý, giáo viên kinh nghiệm lâu năm để giải đáp các thắc mắc của các bạn học sinh liên quan đến các vấn đề tâm lý học đường dưới nhiều hình thức: giải đáp trực tiếp, các buổi podcast miễn phí tới các bạn nhỏ.

Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh trưởng thành và phát triển những kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần thiết của thế kỷ XXI.

Trong thời gian tới, bên cạnh công việc giảng dạy trên lớp, tôi sẽ tiếp tục dành thời gian cho những dự án hiện tại, thường xuyên học hỏi và chia sẻ với các đồng nghiệp về các phương pháp dạy học tích cực, phát triển kênh Youtube và thực hiện các dự án gắn liền với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Tôi nghĩ đây sẽ là những cơ hội tốt để giúp tôi trưởng thành, học hỏi được nhiều hơn vì tôi tin rằng “người dám dạy phải không bao giờ ngừng học”.

Cảm ơn cô!

ĐBQH Hà Ánh Phượng là giáo viên Việt Nam đầu tiên vào top 10 và cũng là người trẻ tuổi nhất được Ban Tổ chức Giải thưởng giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize 2020) do Varkey Foudation lựa chọn, cùng với 9 giáo viên khác đến từ Italy, Brazil, Vương quốc Anh, Mỹ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ, Malaysia và Hàn Quốc.

Cô Hà Ánh Phượng là giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ, đã có nhiều sáng kiến tổ chức thành công mô hình lớp học xuyên biên giới, tổ chức nhiều chương trình giảng dạy miễn phí cho học sinh trong và ngoài nước, và nhiều chương trình liên quan đến dạy tiếng Anh có ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương.

Theo baoquocte.vn