Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ấn Độ tìm cơ hội trong cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới

11:32 | 27/11/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 25/11, ông Hardeep Singh Puri - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên của Ấn Độ cho biết, với tư cách là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba toàn cầu, Ấn Độ muốn biến những thách thức hiện nay trong ngành dầu mỏ toàn cầu thành cơ hội để nắm được nguồn năng lượng với giá tốt.
Ấn Độ tìm cơ hội trong cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
Hardeep Singh Puri - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên của Ấn Độ

Do chi phí hậu cần tốn kém, Ấn Độ không thường xuyên mua dầu của Nga. Tuy nhiên, khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra và các khách hàng phương Tây đồng loại tẩy chay Nga, Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Nga, chỉ sau Trung Quốc.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Times Now Summit của Ấn Độ, ông Hardeep Singh Puri đã phát biểu: “Vào lúc này, chúng tôi không lo về vấn đề phải lấy năng lượng từ đâu. Đó là một thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi đã từng, và chúng tôi sẽ tiếp tục biến nó thành một cơ hội. Và bản thân tôi cũng không thấy bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm nguồn cung năng lượng và với giá rẻ trong tương lai”.

Hiện nay, Mỹ đã ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga. Còn các quốc gia châu Âu thì sẽ ngừng nhập khẩu dầu thô Nga từ ngày 5/12 và sản phẩm tinh chế của Nga từ ngày 5/2/2023.

Hơn nữa, liên minh G7, EU và Úc đang cùng nhau thống nhất mức giá áp trần cho dầu thô hàng hải của Nga trước ngày 5/12. Hiện mức giá được đề xuất là 65 – 70 USD/thùng.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà máy Ấn Độ đang mua dầu Nga với giá thấp hơn, hoặc gần với mức 65 – 70 USD/thùng.

Chưa kể, chính sách áp trần giá dầu của G7 sẽ miễn trừ nguồn dầu Nga được vận chuyển qua đường ống dẫn dầu đến Hungary và Trung Quốc, cũng như dầu được khai thác từ dự án Sakhalin-2 sang Nhật Bản. Vì thế, ông Hardeep Singh Puri đặt câu hỏi: “Vấn đề ở đây là, nếu có ba khoản miễn trừ lớn này, thì chính sách áp trần giá sẽ áp dụng được cho ai?” Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ thì cho rằng chính sách áp trần này đang nhắm vào nguồn cung đi đến Ấn Độ.

Tuy nhiên, ông Hardeep Singh Puri cho biết, ông không lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu sau ngày 1/12. Lý do là vì Ấn Độ đã nhanh chóng đa dạng hóa các nguồn dầu thô của họ. Như vậy, trong những năm tới, Ấn Độ có thể mua thêm dầu từ Mỹ, Guyana và những quốc gia khác.

Khủng hoảng nguồn cung, người mua đứng trước lựa chọn khó khăn: hàng hóa hay vi phạm hợp đồngKhủng hoảng nguồn cung, người mua đứng trước lựa chọn khó khăn: hàng hóa hay vi phạm hợp đồng
Khủng hoảng năng lượng: Ngành công nghiệp khí đốt phải làm gì?Khủng hoảng năng lượng: Ngành công nghiệp khí đốt phải làm gì?
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu có thể biến thành khủng hoảng lương thựcKhủng hoảng năng lượng tại châu Âu có thể biến thành khủng hoảng lương thực

Ngọc Duyên

AFP