Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

9 tháng đầu năm: Phạt 42 tỷ đồng về vi phạm an toàn thực phẩm

20:06 | 10/10/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã thanh, kiểm tra được 401.653 cơ sở, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý 24.603 cơ sở, trong đó phạt 21.613 cơ sở với số tiền phạt hơn 42,5 tỷ đồng.  
9 thang dau nam phat 42 ty dong ve vi pham an toan thuc phamVẫn còn bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm
9 thang dau nam phat 42 ty dong ve vi pham an toan thuc phamNhững chính sách về y tế, sức khỏe có hiệu lực từ tháng 10/2018
9 thang dau nam phat 42 ty dong ve vi pham an toan thuc phamCảnh giác khi mua thực phẩm chức năng qua mạng

Cũng trong 9 tháng đầu năm các cơ quan chức năng còn đình chỉ lưu hành sản phẩm đối với 195 cơ sở; 3.926 cơ sở phải tiêu hủy sản phẩm; tiêu hủy 3.821 loại thực phẩm không đảm bảo an toàn… Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện là vi phạm ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức, quảng cáo không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung… vẫn diễn ra thường xuyên.

9 thang dau nam phat 42 ty dong ve vi pham an toan thuc pham
Hàng xách tay là loại hình kinh doanh đang gây khó khăn cho công tác quản lý

Tình trạng bán hàng thực phẩm online, hàng xách tay, quảng cáo qua mạng xã hội, đặt hàng qua điện thoại… đang là hình thức khá phổ biến gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng về sản phẩm vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát.

Để hạn chế tình trạng trên, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đề nghị, thời gian tới các đơn vị liên quan cần tiếp tục công tác truyền thông về an toàn thực phẩm, chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; tiếp tục tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp, nâng cao năng lực thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đặc biệt là ở cấp tỉnh, huyện và xã cần tăng cường công tác hậu kiểm… Bên cạnh đó thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương.

9 thang dau nam phat 42 ty dong ve vi pham an toan thuc pham
Các cơ quan liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại một cửa hàng kinh doanh bánh kẹo

Ông cũng cho biết thêm, hiện để tăng cường công tác quản lý về an toàn thực phẩm trước tình hình ngày càng phức tạp, Cục đã tham mưu cho Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thay thế cho Nghị định 178 trước đây sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.

Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn đe hơn, chỉ quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa lên đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn…

Ông Phong nhấn mạnh: “Quyền của doanh nghiệp lớn hơn thì trách nhiệm của doanh nghiệp cũng phải lớn hơn. Các địa phương cần tăng cường công tác hậu kiểm. Nếu phát hiện doanh nghiệp tự công bố an toàn thực phẩm không đúng mức giới hạn thì phải buộc doanh nghiệp tự thu hồi toàn bộ sản phẩm và phạt tiền. Tất cả những hoạt động đó phải làm quyết liệt, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải bảo đảm được sức khỏe của cộng đồng. Các địa phương cần tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực do ngành y tế quản lý, chú trọng đến các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, thức ăn đường phố… đặc biệt trong thời điểm gần kề Tết âm lịch”.

Nguyễn Anh