Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

740 nghìn lao động ngành du lịch thất nghiệp mùa dịch

13:05 | 27/04/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tính đến giữa tháng 4/2020, gần 740 nghìn lao động trong ngành dịch vụ - lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
740 nghin lao dong nganh du lich that nghiep mua dichNăm 2020 sẽ là một năm… buồn của ngành du lịch
740 nghin lao dong nganh du lich that nghiep mua dichKhách du lịch đến Việt Nam giảm… thê thảm
740 nghin lao dong nganh du lich that nghiep mua dichTừ 18/3, tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh VN

Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, du lịch là một trong những ngành thất thu nhất, kéo theo nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú bị “đóng băng” dẫn đến người lao động mất việc làm, giảm thu nhập…

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết, chương trình khảo sát được thực hiện với 394 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và lữ hành, bao gồm 51% doanh nghiệp là công ty lữ hành, 15% là khách sạn và 14% là doanh nghiệp vận tải và 92% doanh nghiệp trong số đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lượng nhân viên dưới 100 người.

740 nghin lao dong nganh du lich that nghiep mua dich
Du lịch thất thu vì dịch Covid-19

Trong số các phản hồi nhận được, 71% doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ trong quý I/2020 giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019, 77% doanh nghiệp dự kiến doanh thu quý II sẽ giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 18% doanh nghiệp đã cho nghỉ việc toàn bộ nhân viên và 48% doanh nghiệp đã cho nghỉ việc với tỷ lệ từ 50% đến 80%. Đồng thời, 75% doanh nghiệp có các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau đối với số người lao động bị mất việc.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lê Quang Tùng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã triển khai những giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, người lao động.

Trong đó, đối với người lao động của ngành du lịch, Bộ VHTT&DL đã đưa ra những giải pháp như hỗ trợ cho người lao động trong ngành du lịch bị mất việc hoặc tạm ngừng lao động số tiền từ 1-3 tháng lương cơ bản; tạm dừng đóng một số loại quỹ của bảo hiểm xã hội; điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp…

Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động sẽ chỉ được bảo đảm khi các hoạt động du lịch trở lại bình thường. Dù mới chỉ khảo sát một lượng khá nhỏ so với tổng số lượng doanh nghiệp du lịch hiện nay, nhưng TAB cũng ghi nhận, có hơn 88% doanh nghiệp phản hồi cần hỗ trợ tài chính bằng hình thức vay vốn có bảo lãnh của Chính phủ.

Đại diện một số Sở Du lịch địa phương cho biết, hầu hết các công ty đều mong muốn có những chính sách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp như có các gói tín dụng cho vay với lãi suất 0% để trả lương nhân viên, giảm lãi suất ngân hàng, miễn giảm thuế, điện nước…

Riêng tỉnh Quảng Ninh lạc quan và sẵn sàng tái khởi động khi cho hay: “Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì ngay từ đầu tháng 5, Quảng Ninh cũng đã chuẩn bị những chương trình kích cầu khách nội địa và khai thác các cung đường gần rồi mới tính được xa hơn”.

Nguyễn Hưng