Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xúc phạm đến tôn giáo là tự rước họa

07:00 | 13/01/2015

3,305 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phương Tây cứ thường tự hào vỗ ngực rằng, mình là văn minh, là văn hóa cao, là dân trí cao. Nhưng thử hỏi, việc mang lãnh tụ tinh thần người Hồi giáo là nhà tiên tri Mohammed ra bêu riếu thì đó là thể hiện cho cái gì?

Năng lượng Mới số 390

Trong mấy ngày qua, cả châu Âu và một số quốc gia khác trên thế giới sôi sục về vụ khủng bố tờ báo biếm họa nổi tiếng ở Pháp - Charlie Hebdo. Những kẻ khủng bố đã bị tiêu diệt, 12 nhà báo bị bắn chết ở tòa soạn. Đây thực sự là con số gây sốc cho cả thế giới. Và người ta lên án những hành động dã man này của bọn khủng bố bằng tất cả ngôn từ không còn nương nhẹ.

Quả thật, bóng ma của khủng bố do những kẻ Hồi giáo cực đoan gây ra đang bao trùm khắp thế giới. Có nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng này. Nhưng trong trường hợp cụ thể tại Báo Charlie Hebdo thì chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận theo một khía cạnh khác.

Ở châu Âu và nhiều nước phương Tây khác, người ta đề cao tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Nhưng hình như người ta lại quên mất một điều rằng, tự do ngôn luận không có nghĩa là thích chửi ai thì chửi, thích xúc xiểm, thóa mạ ai thì cứ việc làm…

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng

Chẳng lẽ những người làm báo Charlie Hebdo lại không nghiên cứu Kinh Koran hay sao? Chẳng lẽ họ không biết vị trí của nhà tiên tri Mohammed trong lòng người Hồi giáo giữ vị trí độc tôn và thần thánh như thế nào hay sao? Vậy mà họ mang nhà tiên tri Mohammed ra bêu riếu bằng những bức tranh biếm họa chua cay và do đó đã gây ra sự phẫn nộ cho toàn thể giới đạo Hồi.

Trong thế giới Hồi giáo thì cũng có nhiều dòng. Có dòng ôn hòa, có dòng cực đoan và với những người Hồi giáo cực đoan thì việc phải trả thù cho nhà tiên tri Mohammed bị xúc phạm chắc chắn họ coi đó là “nghĩa vụ” của mình.

Anh có thể tranh đấu, anh có thể lên án về người này, người khác, về hành vi này, hành vi khác nhưng chớ có xúc phạm - đặc biệt là những lãnh tụ tinh thần.

Phương Tây cứ thường tự hào vỗ ngực rằng, mình là văn minh, là văn hóa cao, là dân trí cao. Nhưng thử hỏi, việc mang lãnh tụ tinh thần người Hồi giáo là nhà tiên tri Mohammed ra bêu riếu thì đó là thể hiện cho cái gì?

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Chúng ta phản đối chủ nghĩa khủng bố.

Chúng ta lên án những hành động dã man của những người Hồi giáo cực đoan.

Nhưng chớ có nên xúc phạm đến thủ lĩnh tinh thần của họ. Những điều này sẽ không bao giờ giải quyết được mâu thuẫn giữa người Hồi giáo “cực đoan” và với các đạo khác.

Trong Kinh Koran, tại đoạn 8, điều 51, chương V, phần VI (Al-Ma-Idah - Chiếc bàn thực phẩm. Mặc khải vào thời kỳ tại Madinah) có ghi: “Hỡi những ai có niềm tin! Chớ kết thân với người Do Thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là bạn và là những kẻ bảo vệ cho nhau. Và ai trong các người (Muslim) quay về kết bạn với họ thì là người của họ. Quả thật Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy”.

Còn tại điều 12, đoạn 2, chương IX, phần X (At-Tawbah - Hối cải) có ghi: “Và nếu chúng vi phạm lời thề sau khi chúng giao ước và thóa mạ tôn giáo của các ngươi thì hãy đánh các lãnh tụ phản trắc đó, bởi vì lời thề của chúng chẳng có giá trị gì đối với chúng cả (làm thế) may ra chúng mới chịu ngưng (việc quấy nhiễu)”.

Còn tại điều 95, đoạn 13, chương IV, phần IV (An-Nisa - Đàn bà. Mặc khải vào thời kỳ tại Madinah) thì đã ghi: “Trong số những người có đức tin, ngoại trừ các phế binh thì người ở lại nhà không ngang bằng với người ra đi chiến đấu cho chính nghĩa của Allah, hy sinh cả tài sản lẫn sinh mạng của họ. Allah đặc ân cấp bậc cao cho những người hy sinh tài sản lẫn sinh mạng của họ để thánh chiến (cho Allah) hơn những người ở lại nhà, dẫu rằng Allah hứa ban điều tốt cho tất cả (những ai có đức tin). Và Allah đặc ân ban cho những ai tòng quân thánh chiến hơn những người ở lại nhà bằng một phần thưởng rất lớn”.

Đọc những lời nhà tiên tri Mohammed ghi trong Kinh Koran chúng ta hiểu rõ thêm một điều là tại sao bao nhiêu năm nay những người Hồi giáo mang tư tưởng cực đoan lại khó có thể hòa hợp được với người Thiên Chúa giáo và người Do Thái.

Người Hồi giáo học Kinh Koran từ khi còn trong bụng mẹ. Và khi lớn lên thì thời gian học Kinh Koran ở trong các nhà trường thậm chí có khi còn nhiều hơn cả văn hóa.

Mỗi ngày họ cầu Kinh 5 lần. Vì vậy, những điều mà Thánh Allah dạy được nhà tiên tri Mohammed truyền lại đã ngấm vào máu và là đức tin trong mỗi một tín đồ Hồi giáo.

Chúng ta tôn trọng các giáo phái chính thống; chúng ta chống lại các tà đạo và trên hết là chúng ta phải tôn trọng những giáo lý, những điều thiêng liêng mà mỗi một tôn giáo đã có. Đặc biệt là phải tôn trọng các bậc thánh, các bậc thủ lĩnh tinh thần của tôn giáo.

Người phương Tây thì còn sợ chết, chứ với người Hồi giáo thì họ coi cái chết, mà đặc biệt là về mục đích “thánh chiến” thì đó là vinh quang.

Cho nên chớ có dại mà đụng đến đức tin của họ.

Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia có một nền văn hóa riêng. Khi anh đã tôn trọng độc lập, chủ quyền của quốc gia đó thì cũng phải tôn trọng nền văn hóa của họ.

Bấy lâu nay phương Tây hay có lối áp đặt về văn hóa đối với nhiều dân tộc khác và họ tự cho rằng, họ mới là văn minh, mới là tiên tiến và các giá trị đạo đức, tinh thần của họ mới là chuẩn mực. 

Sau sự kiện ở Báo Charlie Hebdo, nhiều nhà lãnh đạo đã có những tuyên bố mạnh mẽ, là thề nọ, thề kia là sẽ tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Những lời tuyên bố đó không sai. Chống chủ nghĩa khủng bố sẽ được coi là nhiệm vụ của toàn cầu. Nhưng điều quan trọng cần phải tìm cho ra, tại sao lại có chủ nghĩa khủng bố và trong từng trường hợp cụ thể thì cũng phải phân tích cho ra nguyên nhân gây nên vụ việc đó. Còn cứ mang những suy nghĩ áp đặt theo quan điểm, chính kiến của mình mà không đếm xỉa gì đến cơ sở văn hóa của các dân tộc, các tôn giáo khác thì chắc chắn không bao giờ dẹp được chủ nghĩa khủng bố.

N.P