Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

‘Xứ tuyết’: Mối tình bi thương giữa miền tuyết trắng

09:17 | 13/07/2016

4,254 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là kiệt tác của văn hào Nhật Bản Yasunari Kawabata, “Xứ tuyết” góp phần tôn vinh Kawabata hơn cả trong giải Nobel văn chương 1968. Tác phẩm kể về mối tình bi thương, lấp lánh và đẹp đẽ trên nền băng tuyết trắng xóa. 

Xứ tuyết mở đầu bằng một chuyến đi xa: “Con tàu ra khỏi đường hầm dài, đi vào xứ tuyết”. Đi vào xứ tuyết là đi vào một miền mộng ảo hư vô, khuất xa khỏi những lằn ranh thực tại, rồi bắt nguồn từ ấy, mà một câu chuyện tình như sương, như khói, hư ảo tuyệt diệu đã xảy ra.

Chàng tài tử đất Tokyo, vì tính cách ôm mộng phong lưu, nên thích đi đây đó thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên và cũng là nỗ lực tìm kiếm bản thân mình. Tại Xứ tuyết, chàng đã ngay lập tức rơi vào mối tình với nàng geisha Komako, một cô gái vừa thánh thiện vừa trần tục, vừa tỉnh táo vừa đam mê. Ở cô chất chứa sự tin cậy, dịu dàng và tràn trề nữ tính.

Komako được chàng Shimamura cảm nhận bằng những trực cảm tuyệt đẹp. Chàng nhìn ra được những ẩn giấu bên trong nàng, đánh thức nét quyến rũ, hoang dại đàn bà của nàng. Và vì thế, nàng yêu chàng bằng tình si mê đắm đuối. Tình yêu của chàng Shimamura và Komako tưởng chừng như bất chợt mong manh, nhưng lại vô cùng nồng thắm bền chặt.

xu tuyet moi tinh bi thuong giua mien tuyet trang
"Xứ tuyết" được viết bởi một bút pháp tinh tế, phảng phất vẻ u huyền của Kịch Nô và sự cô đọng gợi ý của thơ Haiku.

Nhưng khi trở lại Xứ tuyết lần thứ hai, chàng lữ khách đã bất ngờ bắt gặp một vẻ đẹp khiến chàng say mê. Chàng nhìn thấy đôi mắt và khuôn mặt người phụ nữ phản chiếu trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với một vẻ đẹp “huyền diệu kì lạ”, khiến chàng sửng sốt. Khoảnh khắc ấy đã khắc lên một dấu vết đậm nét trong cuộc đời chàng.

Và giọng nói của Yoko, giọng nói “truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng”, giọng nói ấy là tiếng vọng từ tận sâu kín tâm hồn, hay từ một buổi hoàng hôn trong quá khứ. Giọng nói như thật, như ảo, như mộng kia, đã lấp đầy mọi khoảng xúc cảm trong trái tim chàng Shimamura, chiếm trọn những độc hành u buồn mà chàng từng khao khát trải qua. Giờ đây tâm trí chàng chỉ còn lại Yoko, chỉ có Yoko.

Yoko thực là hiện thân của một vẻ đẹp hư ảo, mong manh, chỉ có thể cảm được mà không bao giờ có thể nắm bắt được. Yoko là môt nhân vật điển hình cho vẻ đẹp của những nhân vật nữ thường gặp trong sáng tác của Kawabata.

Mối tình của chàng Shimamura với hai cô gái ở Xứ tuyết là một mối tình chiêm ngưỡng đắm đuối bởi những khám phá đẹp đẽ sâu kín trong tâm hồn. Trên nền băng tuyết trắng xóa, tưởng chừng như vô cùng tịch mịch, thâm u, lặng lẽ ấy lại diễn ra một câu chuyện bi thương, lấp lánh và đẹp đẽ đến thế.

Trong khi Komako đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Komako bắt đầu đau khổ, băn khoăn, không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng Shimamura cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi hỏi chút gì trả lại như nàng.

Ở giữa họ bây giờ là một khoảng băng tuyết mênh mang trống trải. Họ bước đi trên ấy, trên một vùng không gian hoàn toàn xa lánh những vùng không gian hoạt động của đời sống thực. Nó là vùng không gian lưu viễn trong miền đẹp đẽ cô độc mà Kawabata tạo nên. Vừa mê đắm vừa đau đớn.

Cái chết của Yoko, giữa một vùng lửa đỏ ở đoạn cuối của tác phẩm, có thể xem là cảnh tượng lộng lẫy nhất trong cái u huyền của thiên nhiên, làm nổi bật lên mối liên kết mạnh mẽ giữa thiên nhiên và con người, đan dệt giữa sự sống và cái chết, giữa bi ai và hạnh phúc, tạo nên một cơn mộng du lâng lâng của mộng ảo và thực tại.

Xứ tuyết đã thực sự làm nhòa khuất đi ranh giới giữa cõi sinh và cõi tử, giữa cái hữu hạn và vô hạn, cái thường nhật và cõi vĩnh hằng. Thiên nhiên vũ trụ ấy là nguồn nuôi dưỡng khát vọng về hạnh phúc và tình yêu.

Những trang cuối cùng của Xứ tuyết, biểu lộ cái đẹp tuyệt đối mà Kawabata luôn luôn trăn trở kiếm tìm. Vẻ đẹp lộng lẫy đầy bi ai trong một không gian đầy ảo ảnh được bừng sáng trong đoạn miêu tả cái chết của Yoko, như một dải ngân hà diệu vợi. Vẻ đẹp ấy cũng thêm một lần nữa khắc sâu ấn tượng duyên dáng, mong manh, ảo ảnh của phụ nữ Nhật Bản.

Kawabata ở Xứ tuyết, hay ở những tác phẩm nổi tiếng sau này, như Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp ngủ say, Đẹp và buồn... đều luôn khao khát đi tìm kiếm cái đẹp thuần túy. Cái đẹp gắn liền với nỗi mong manh, u sầu. Đúng như E.M.D' Jakonova đã từng nhận xét: "Trong mỹ học tuyền thống Nhật Bản, nỗi buồn, nỗi u sầu, nỗi buồn cô đơn không tách khỏi khái niệm vẻ đẹp, bởi vì vẻ đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗi buồn".

Trong diễn văn tại lễ trao giải Nobel năm 1968, đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển cũng đã ca ngợi Kawabata: "Là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người". Tiếp xúc với văn chương Kawabata cũng là chạm vào sự u uẩn mong manh, cái tinh tế, thanh cao kì diệu mà Kawabata đã vô cùng dụng công để giãi bày.

xu tuyet moi tinh bi thuong giua mien tuyet trang

‘Đôi bạn’: Về mối tình si thầm lặng

Đọc “Đôi bạn” mới biết khi ấy thanh niên yêu nhau thanh cao đến thế. Là vụng dại hoa niên với nhiều nỗi sợ hãi, băn khoăn nhưng cũng chất chứa nhiều liều lĩnh, táo bạo. Tựu chung lại, ấy là những cảm động rực rỡ nhất mà tuổi trẻ có thể có được. Đó thực sự là một câu chuyện tình đẹp được viết bởi một thứ văn chương cao nhã tuyệt đẹp.

xu tuyet moi tinh bi thuong giua mien tuyet trang

‘Xuân yến’: Giữa buổi yến tiệc của mùa thanh xuân

“Xuân yến” là cuốn sách mới được dịch ở Việt Nam của An Ni Bảo Bối, một giọng văn đặc biệt khác lạ giữa buổi bình minh những nhăng nhố của đời sống này.

xu tuyet moi tinh bi thuong giua mien tuyet trang

‘Lũ mục đồng’: Bước vào thế giới của những giấc mơ

Bước vào thế giới của “Lũ mục đồng” - tác phẩm của nhà văn Le Clézio, Nobel năm 2008 là bước vào thế giới của những giấc mơ. Tám câu chuyện trong tập truyện ngắn xét đến cùng là những biến ảo, những sắc màu của cùng một cơn mơ.

Phong Linh