Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm
Hà Nội siết quản lý thức ăn đường phố |
Vi khuẩn tụ cầu vàng trong món ruốc gà khiến hơn 350 trẻ ngộ độc |
Đi du lịch ở Đà Nẵng, chồng nguy kịch, vợ con tử vong nghi ngộ độc |
ThS.BS Khâu Minh Tuấn - Phó Khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc hoặc độc tố của một số thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.
Ngộ độc thực phẩm có những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như: ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… và một vài trường hợp có thể sốt, đau cơ, ớn lạnh.
BS. Tuấn khuyến cáo bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị nếu có các dấu hiệu nặng như: thường xuyên nôn ói, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục, tiểu ít hoặc không đi tiểu, tầm nhìn giới hạn, yếu liệt cơ, khó thở, lơ mơ…
Ảnh minh họa |
Khi ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào, có thể uống nước muối pha loãng hoặc dùng tay rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Khi tiến hành gây nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Với người bệnh là trẻ em, người lớn ngộ độc đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì dễ gây sặc, nghẹt thở.
Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Sau khi người bệnh nôn và đi tiêu thì cơ thể sẽ bị mất nước, chính vì vậy cần phải bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol, nước chanh muối hoặc nước dừa tươi.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, thì hãy hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để điều trị.
Sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu, một số thực phẩm người bệnh nên dùng sau khi ngộ độc là các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền, các loại trái cây mềm… để ruột tránh làm việc quá sức; thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột, trong đó sữa chua là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.
Mai Phương
-
Tăng cường điều tra, xử lý nghiêm các vụ buôn bán thực phẩm lậu
-
Rủi ro tiềm ẩn từ đồ ăn vặt bán trước cổng trường
-
Quận Bắc Từ Liêm: Khẩn trương điều tra nguyên nhân học sinh có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
-
3 nạn nhân vụ ngộ độc pate chay sử dụng hộp pate đã phồng
-
Thêm 2 nạn nhân ngộ độc pate chay, 1 người tử vong
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý
- Tử vi ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ thành công mong đợi, tuổi Thân dư dả tài chính