Xe nhập ùn ùn về nước, xe nội tồn kho, sao dân Việt vẫn bị "chặt chém" và mua xe giá đắt?
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về Việt Nam tháng 9 ghi nhận ở con số 13.000 chiếc, tăng hơn 3.600 chiếc so với tháng 8, tăng hơn 1.400 chiếc so với tháng 7 và hơn 2.500 chiếc so với lượng xe nhập trong tháng 6.
Xe nhập bắt đầu tăng mạnh về Việt Nam để phục vụ "mùa xe" cuối năm |
Như vậy, đây là tháng có lượng xe nhập tăng mạnh nhất sau 3 tháng liên tiếp suy giảm mạnh, bắt đầu chu kỳ hồi phục của xe nhập để chuẩn bị thị trường cho mùa xe cuối năm.
Ở diễn biến đáng chú ý khác, mới đây, trong báo cáo Kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ngành sản xuất ô tô Việt Nam là 1 trong 3 ngành có lượng tồn kho lớn nhất cùng với xăng dầu, sắt thép.
Nguyên do được lý giải là các liên doanh tăng nhập xe về bán trong nước, khiến xe trong nước giảm khả năng cạnh tranh, tồn kho tăng lên.
Về lý thuyết, xu hướng cung xe nhập cao và lượng tồn kho xe trong nước lớn là cơ sở để giá xe tại Việt Nam giảm đi. Tuy nhiên, trên thực tế chuyện này không được xảy ra, một phần do thị trường xe đang bị các hãng chi phối mạnh và nhu cầu tiêu dùng xe của người Việt vẫn tập trung vào một số dòng xe nhất định.
Trong khi đó, các hãng xe vẫn duy trì mặt bằng giá cũ và chỉ giảm ở một số mẫu ế khách, không có doanh số kỳ vọng.
Trong năm 2019, trên thị trường không diễn ra những cú sốc giảm giá đến cả trăm triệu đồng ở những mẫu xe để khiến cho người tiêu dùng ấn tượng, đổ xô đi mua như năm 2018.
Theo lý giải của đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan, thuế giảm, lượng xe nhập từ Thái Lan, Indonesia tăng mạnh vào Việt Nam. Càng thời điểm cuối năm, lượng xe nhập đổ về nhiều hơn do các doanh nghiệp quen dần với chính sách, thủ tục và thị trường Việt Nam. Nếu không có các tác động lớn nào, chắc chắn năm 2020, lượng xe nhập sẽ tăng mạnh hơn.
Ông Vũ Hoàng Tiến, chủ doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi tại Hà Nội lý giải: "Xe nhập không giảm giá dù cho thuế về 0% là bởi các hãng đang thực hiện chính sách giá áp đặt lên thị trường. Giá cao vẫn có người mua, doanh số tốt thì các đại lý, các hãng vẫn có doanh số, lợi nhuận tốt".
Cũng theo ông Tiến, hầu hết các liên doanh sản xuất xe tại Việt Nam như Toyota, Ford, Honda... đều có bộ phận nhập khẩu, nhưng vẫn không giảm giá để ổn định thị trường, có lợi cho cả mảng phân phối xe nhập, lẫn doanh thu xe lắp ráp trong nước.
Thực tế, thị trường xe hơi tại Việt Nam luôn bấp bênh, không ổn định vào thời điểm đầu năm, tháng ngâu và cuối năm. Đầu năm và tháng ngâu lượng xe tiêu thụ rất thấp, nhưng cuối năm, thời điểm từ tháng 11 năm trước và tháng 1 năm sau, lượng xe bán ra rất cao và nhu cầu lớn.
Chính vì lượng xe cao đột biến trong thời điểm cuối năm, các đại lý, hãng xe luôn "bày trò" móc túi người tiêu dùng bằng đủ mọi cách như khan hiếm xe, chậm xe hoặc hết hàng. Người mua nếu muốn nhận xe sớm, hoặc đúng ngày ưng ý đều phải đặt cọc hoặc trả thêm số tiền nhất định từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.
Những "trò" móc túi người tiêu dùng của những đại lý xe hơi qua nhiều năm song vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc do người dùng Việt thời gian qua tập trung rất lớn vào một số mẫu xe, khiến các đại lý làm giá, khan hiếm ảo để trục lợi.
Theo Dân trí
dantri.com.vn
-
Ả Rập Xê Út có thể cắt giảm giá dầu tháng 12 cho châu Á
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/11: Xung đột Israel - Iran tiếp tục tác động đến giá dầu
-
Giá dầu hôm nay (1/11): Dầu thô tiếp tục tăng giá
-
TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi