Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với kinh tế xanh, bảo vệ môi trường
Tại hội thảo “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức (17/3), đồng chí Trần Thuý Nguyệt, Ủy viên BCH Đảng bộ, Chánh Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã có tham luận đóng góp tại hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo. |
Với mục tiêu chiến lược “Từ trồng rừng đến sản phẩm” lấy phát triển lâm nghiệp làm nòng cốt, đổi mới công tác quản trị, sản xuất lâm nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu giống, lâm sinh và chế biến gỗ… Tổng công ty luôn xác định rõ, doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải đem lại lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo việc làm và ổn định đời sống cho người dân bản địa trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Tổng công ty hiện đang quản lý với tổng diện tích rừng và đất rừng trồng trên 43.000ha trải dài trên cả nước, trong đó phần lớn nằm trên khu vực miền núi, cao nguyên. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ trồng rừng, chăm sóc rừng và quản lý bảo vệ rừng, Tổng công ty đã làm chuyển biến, thay đổi tập quán cho người dân từ du canh du cư, đốt nương làm rãy trước đây, sang trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của các doanh nghiệp
Có thể nói, bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng vững được. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ. VHDN không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, chuẩn mực, quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. VHDN chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích đề ra, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam nói riêng, là một tập hợp nhiều thành viên khác nhau về trình độ, quan hệ xã hội, năng lực, tính cách… tạo nên một môi trường làm việc đa dạng và phong phú. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, xây dựng và duy trì một môi trường văn hóa mà ở đó các thành viên đều có những giá trị chung để chia sẻ và đồng thuận, cùng hướng đến mục tiêu chung. VHDN góp phần tạo động lực làm việc, thúc đẩy tính sáng tạo của các thành viên, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty, thu hút nhân tài, tạo sự gắn bó giữa nhân viên với Tổng công ty, tạo dựng lòng tin và thu hút khách hàng, đối tác.
Các yếu tố của VHDN như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, tác phong làm việc, cách ứng xử... được định hình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo nên hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp. Uy tín càng cao, hình ảnh càng thân thiện, có sức lôi cuốn thì càng bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Như vậy, VHDN chính là tài sản vô hình quý giá và trở thành động lực tinh thần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. VHDN tạo ra môi trường làm việc tốt, khơi gợi cảm hứng khiến cho các cá nhân cố gắng phấn đấu vì mục tiêu chung, tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp. VHDN cũng tạo nên tác phong làm việc tích cực, tự giác, năng động, giúp gia tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công việc.
Môi trường làm việc văn hóa có sức hút cao đối với những người có tài, có năng lực chuyên môn. Người lao động làm việc không chỉ vì tiền lương, mà còn vì môi trường làm việc 105 trong lành, dễ chịu, họ cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội thăng tiến và hoàn thiện bản thân. Môi trường và điều kiện làm việc tốt cũng tạo nên sự gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp, tình trạng bỏ việc, “nhảy việc” ít diễn ra.
VHDN tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, bộc lộ không chỉ qua chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, mà còn qua quá trình tiếp xúc, giao dịch, hợp tác, thái độ phục vụ khách hàng. Chính tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ chữ tín, tôn trọng đối tác sẽ đem lại sự hài lòng, tin tưởng và dẫn đến sự hợp tác lâu dài, gắn bó của đối tác và khách hàng với doanh nghiệp.
Những kết quả đạt được của Tổng công ty trong công tác xây dựng VHDN gắn liền phát triển bền vững
Xác định được mực tiêu, ý nghĩa của VHDN đối với sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, Đảng ủy Tổng công ty đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy trong việc xây dựng VHDN. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện Chỉ thị và các quy định của Trung ương, của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về văn hóa công sở, VHDN phù hợp yêu cầu hoạt động và tình hình thực tế tại Tổng công ty và các đơn vị, cụ thể: Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 03-CT/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 06-KL/ĐUK của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về xây dựng và thực VHDN, văn hóa công sở; Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025….
Lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn xây dựng văn hóa công sở, VHDN gắn với các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thường xuyên tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên; chấp hành nghiêm các quy định, bộ quy tắc ứng xử khi tham gia mạng xã hội.
Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa công sở, VHDN; thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành.
Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; kịp thời ban hành nghị quyết chuyên đề, kết luận, hướng dẫn về xây dựng VHDN, văn hóa công sở; các nội quy, quy chế phù hợp với yêu cầu hoạt động; thực hiện tốt quy định chế VHDN; quy chế dân chủ trong 106 hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng giải quyết công việc qua hệ thống công nghệ thông tin được Tổng công ty trang bị. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, việc lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa công sở, VHDN. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc; giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người lao động, duy trì và làm tốt công tác đối thoại định kỳ. Đảng ủy Tổng công ty đã lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc triển khai công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty đã đạt được những kết quả tích cực.
Tổng công ty đã triển khai xây dựng và ban hành Quy chế VHDN (quyết định số 127/QĐ-HĐQT-VP ngày 29/12/2016) nhằm xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, nhân viên, người lao động của Tổng công ty trong hoạt động giải quyết công việc hằng ngày; nâng cao hình ảnh, uy tín, thương hiệu Vinafor.
Tổng công ty đã ban hành tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong đó cam kết gắn liền với mục tiêu xuyên suốt và lâu dài “Từ trồng rừng đến sản phẩm” và định hướng “Phát triển lâm nghiệp bền vững là cốt lõi”, “Tăng cường hợp tác quốc tế”, để phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: Kinh tế- Xã hội- Môi trường. Đây là xương sống, linh hồn trong triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi được tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới CBNV, người lao động cũng như các đối tác (Website và Profile Tổng công ty) để cùng thấu hiểu và hành động trong công việc hàng ngày nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tổng công ty cũng thường xuyên giám sát, chỉ đạo các đơn vị chấp hành và đảm bảo thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường như: đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất để cải thiện môi trường làm việc; xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước, cán bộ công nhân viên luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ...
Các sản phẩm lâm nghiệp ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực như ngành xây dựng (nhà, cửa…), trong cuộc sống hàng ngày (gia công bàn ghế, giường tủ, đồ gỗ nội thất…) và các công cụ dụng cụ gia dụng khác... như một nguồn nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường. Tổng công ty luôn quan tâm tạo môi trường làm việc bình đẳng cho các CBNV nữ. Thông qua tổ chức Công đoàn, các nữ CBNV luôn được quan tâm động viên, thăm hỏi và khuyến khích tinh thần. Hằng năm, Tổng công ty tổ chức các hoạt động nhằm kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3; ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 như: tổ chức gặp mặt nữ CBNV, liên hoan, tổ chức buổi xem phim... nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nữ cán bộ, đảng viên, người lao động tại Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị. Tổng công ty luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với lao động nữ. Bảo đảm điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác và sinh hoạt đối với lao động nữ. Thường xuyên chăm lo sức khoẻ cho lao động nữ. Tuyên truyền, vận động hỗ trợ nữ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ, tổ chức tặng quà, động viên các cháu con của công nhân lao động vượt khó học giỏi.
Để phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác và nỗ lực phấn đấu của CBNV, Tổng công ty tổ chức các hoạt động xây dựng đội ngũ tập thể như teambuilding, dã ngoại. Qua các hoạt động xây dựng đội ngũ, CBNV có cơ hội chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau từ đó hỗ trợ tốt trong công việc, cùng hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Đào tạo bồi dưỡng, định hướng cho CBNV luôn là ưu tiên của Tổng công ty.
Hàng năm Tổng công ty lập kế hoạch đào tạo năng lực cho CBNV theo nhu cầu thực tế. Đồng thời gửi cán bộ chủ chốt tham dự lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp để xây dựng cán bộ nguồn đủ phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức đảm nhiệm công tác quản lý của Tổng công ty. Bên cạnh đó, với tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Hàng năm, Tổng công ty thường tham gia và có nhiều hoạt động quan tâm đến cộng đồng, xã hội nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, các hộ gia đình thương binh liệt sỹ và gia đình chính sách... tại các tỉnh trên cả nước. Các hoạt động phong trào từ thiện xã hội luôn được Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và Công đoàn Cơ quan Tổng công ty quan tâm và triển khai thực hiện. Tổng công ty tham gia và tổ chức vận động CBNV tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp phát động như: Tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo “Xuân Hồng” năm 2023; thăm hỏi các Trung tâm điều dưỡng người có công, các đồng chí thương bệnh binh nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ (27/7/2022) và nhân dịp Tết nguyên đán; tham gia các hoạt động đầu tư cộng đồng và hoạt động phát triển cộng đồng khác, bao gồm hỗ trợ tài chính nhằm phục vụ cộng đồng như: Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ đền ơn đáp nghĩa; thăm hỏi và tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 là 7,5 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ phòng, chống tội phạm Trung ương 3 tỷ đồng; Ủng hộ Ủy Ban MTTQ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Điện Biên xậy dựng nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo năm 2022 là 1 tỷ đồng ; hỗ trợ chung sức xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển giáo dục địa phương tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Miền Trung…
Những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng do Tổng công ty tham gia nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của CBNV Tổng công ty và góp phần xây dựng một môi trường văn hóa đề cao lợi ích chung, san sẻ đùm bọc những thành phần yếu thế trong xã hội.
Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại hạn chế trong quá trình xây dựng VHDN tại Tổng công ty như: Việc đánh giá nhân sự, khen thưởng nhân viên chủ yếu dựa trên kết quả công việc ít đề cập tiêu chí của VHDN; việc đánh giá năng lực nhân viên đôi lúc còn mang tính chủ quan, chưa xây dựng tiêu chí đánh giá chính xác năng lực của nhận viên nên còn tình trạng chưa khuyến khích được tinh thần làm việc, cống hiến của người lao động.
Theo đồng chí Trần Thuý Nguyệt, để công tác xây dựng VHDN tiếp tục phát huy vai trò là chất keo gắn kết bền bỉ mạnh mẽ từ bên trong, đóng góp nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, Đảng ủy Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cúng đã đưa ra một số giải pháp đó là:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, đảng viên, người lao động về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp.
Hai là, kịp thời xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện văn hoá công sở với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp gắn với nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của Tổng công ty và các đơn vị.
Ba là, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; theo dõi thi đua và đôn đốc thường xuyên; chỉ đạo lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn đánh giá bình công thường xuyên theo tuần, tháng; thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết để kịp thời khen 109 thưởng, động viên khích lệ những tấm gương người tốt, việc tốt, sáng kiến hay trong phong trào thi đua.
Bốn là, để xây dựng một văn hóa công sở tốt đẹp, mấu chốt quan trọng là nhận thức của mỗi cá nhân, từ nhận thức đúng, tích cực sẽ tạo nên những hành động đúng, tích cực.
Năm là, tiếp tục triển khai, tổ chức, thực hiện tốt Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng phát động giúp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; sự tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công nhân viên, người lao động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Tổng công ty luôn xác định phải bám sát mục tiêu xây dựng VHDN mang bản sắc riêng.
N.H (ghi)
-
Bay xanh cùng Vietjet với siêu khuyến mãi Green Friday!
-
Vinhomes trao cơ hội vàng giúp khách hàng dễ dàng sở hữu nhà thấp tầng San Hô
-
BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính”
-
Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024
-
PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội