Xã hội đen khét tiếng Nhật Bản hết thời, chật vật kiếm "miếng cơm, manh áo"
Hình xăm trên tay của một trùm xã hội đen Nhật Bản đã giải nghệ (Ảnh: AFP) |
Xã hội đen, hay còn gọi là yakuza, từng là cơn ác mộng của người dân Nhật Bản. Giống như giới mafia ở Italy, thế giới ngầm tại đất nước mặt trời mọc từng đứng sau hàng loạt các âm mưu bạo lực giành địa bàn hoạt động, đòi tiền bảo kê, buôn bán mại dâm, ma túy, và cờ bạc ngầm.
Tuy nhiên, những thứ này giờ đây chỉ còn là quá khứ một thời. Tình thế đã thay đổi buộc các phần tử xã hội đen phải chật vật tìm đường kiếm ăn qua ngày.
Giới quan sát cho biết nỗ lực của cảnh sát và chính quyền trong việc cắt nguồn thu nhập chính của giới yakuza chính là một trong những nguyên nhân đẩy xã hội đen Nhật Bản tới ngày tàn.
Cảnh sát Nhật Bản tuần này đã bắt các thành viên của một nhóm yakuza sau khi phát hiện họ ăn trộm cá và sò từ một cơ sở tại tỉnh Nagasaki, tây nam Nhật Bản. Chính quyền nói với Kyodo News rằng, nhóm này đã có hành vi săn trộm trái phép tại khu vực này trong 3 năm qua.
Cảnh sát cũng phát hiện ra đồ ăn cắp được tuần ra một nhà hàng ở Nagasaki do người thân của một thành viên cao cấp trong thế giới ngầm quản lý.
Jake Adelstein, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về cảnh sát Nhật Bản, cho biết giới xã hội đen Nhật Bản đã phải tìm cách để sinh tồn khi bị cắt đứt nguồn thu nhập chính. Năm 2011, Nhật Bản ban hành đạo luật rằng người nào trả tiền bảo kê cho xã hội đen đều bị coi là hoạt động phạm pháp.
Người dân và người làm kinh doanh vì lẽ đó đã ngừng trả tiền phí bảo vệ vì họ lo ngại sẽ bị chính quyền bắt giữ. Chính điều này đã khiến giới xã hội đen khét tiếng mất đi một nguồn lợi khổng lồ.
Các phần tử xã hội đen Nhật Bản với các hình xăm truyền thống của thế giới ngầm (Ảnh: AFP) |
Thế giới ngầm ở Nhật Bản theo đó đã chứng kiến sự suy thoái đáng kể trong 8 năm qua. Các thành viên xã hội đen hoặc lựa chọn “rửa tay, gác kiếm” hoặc phải đa dạng hóa các hoạt động để “kiếm cơm”.
Năm 2017, một thống kê cho thấy số lượng các thành viên yakuza thấp ở mức kỷ lục trong lịch sử, vào khoảng 34.500 phần tử. Con số này cho thấy sự sụt giảm lớn vì vào năm 1964, số lượng “dân anh, chị” ở Nhật Bản lên tới 184.000.
Theo SCMP, ngay cả khi giải nghệ, các phần tử xã hội đen vẫn chật vật để sinh tồn khi không có kỹ năng lao động và lại có tiền án, tiền sự trong hồ sơ. Nhiều người buộc phải chuyển sang các hoạt động trộm cắp vặt vãnh, nhỏ lẻ để kiếm cơm ví dụ như ăn trộm trong siêu thị, ăn trộm nông sản ở các trang trại.
Theo Dân trí
-
Dính bẫy "việc nhẹ lương cao" ở Campuchia, nhiều nạn nhân treo cổ tự tử
-
Ukraine: Cảnh sát bắt giữ một nhóm tội phạm người Israel tống tiền du khách
-
Hiện tượng “bảo kê” của băng nhóm xã hội đen trong các cuộc đấu giá tài sản
-
Cuộc đời ông trùm băng đảng được FBI bảo kê
-
Băng đảng phá hoại thị trường thịt lợn Trung Quốc
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất