WHO sử dụng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể Covid-19
Tạm biệt B1.1.7, B1.351 và P.1. Chào đón Alpha, Beta và Gamma.
Cơ quan sức khỏe quốc tế nhận ra rằng những cái tên khoa học có thể khó phát âm. WHO cho rằng: "Mọi người thường sử dụng cách gọi tên các biến thể bằng địa danh nơi mà chúng được tìm ra, gây ra sự bêu xấu và kỳ thị những địa danh đó”.
Đầu năm 2015, WHO đã có lời khuyên các nhà khoa học, các nhà chức trách và giới truyền thông tránh đặt tên những bệnh truyền nhiễm mới theo con người, động vật và địa danh. WHO cho rằng nên tránh đặt tên như kiểu Hội chứng hô hấp Trung đông, cúm Tây Ban Nha… Những căn bệnh này đã trở thành một phần của lịch sử y học. Thay vào đó, WHO cho biết, những cái tên nên mô tả thuật ngữ dựa trên những triệu chứng chung hoặc dấu hiệu của bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh.
Các thành viên trong một gia đình tiếc thương người thân qua đời vì Covid-19 ở Bengaluru (Ấn Độ). |
Bác sỹ Keiji Fukuda - trợ lý của tổng thư ký WHO nói: "Điều này dường như không quan trọng đối với một số người nhưng tên của các bệnh thực sự là vấn đề đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp". Ông lưu ý là tên của các bệnh trong quá khứ là nguyên nhân gây ra thiệt hại kinh tế, thương mại và các thành viên cộng đồng tôn giáo và sắc tộc.
Ở Mỹ đang gia tăng sự chống lại đối với người Mỹ gốc châu Á kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu. Một số người đổ lỗi cho những người châu Á trong việc làm lan rộng virut Corona. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Một nhóm ở Los Angeles thuộc 1 tổ chức có trụ sở ở Calofornia đã đưa ra thông báo gọi là chấm dứt bạo lực hướng đến người Mỹ gốc Á (AAPI Hate). Họ đã tìm thấy các báo cáo về sự kỳ thị chống lại người châu Á tăng lên sau khi cựu Tổng thống Donald Trump nhắc lại nhiều lần thuật ngữ virut Trung Quốc để miêu tả virut Corona gây ra đại dịch Covid-19.
Tháng trước, Agence France Press (AFP) báo cáo rằng chính phủ Ấn Độ đã đề nghị mạng xã hội của nước này xóa bỏ tất cả các bài viết đề cập đến "biến thể Ấn Độ". Chính phủ nói rằng thuật ngữ này sẽ dẫn tới việc Ấn Độ bị đổ lỗi gây ra biến thể này.
WHO cho biết họ sẽ tiếp tục dùng tên khoa học SARS-CoV-2 để miêu tả virut Corona mà được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán. Bệnh do virut này gây ra vẫn được gọi là bệnh Corona virus 2019 hoặc Covid-19. Và các nhà khoa học vẫn tiếp tục dùng những cái tên khó nhớ của các biến thể trong các nghiên cứu của họ.
Những biến thể được phát hiện ở Anh sẽ gọi là Alpha. Biến thể được phát hiện ở Nam Phi sẽ được biết đến với cái tên Beta; biến thể ở Brazil gọi là Gamma; biến thể ở Ấn Độ sẽ là Delta.
Những biến thể mới liên quan và đang được quan tâm đang được xác định, WHO cho biết họ sẽ làm việc với các chuyên gia để đặt tên chúng với các chữ cái Hy Lạp.
Lê Ngọc Đức (theo VOA)
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân