Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vốn nhà nước tại “Big 4” ngân hàng quốc doanh được bảo toàn

18:00 | 13/10/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021, trong đó “hé lộ” tình hình tài chính và hoạt động của "Big 4" ngân hàng quốc doanh gồm: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank.
Vốn nhà nước tại “Big 4” ngân hàng quốc doanh được bảo toàn
Năm 2021, vốn đầu tư nhà nước tại khối ngân quốc doanh được bảo toàn và sinh lời

Báo cáo đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế năm 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng như giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, hoạt động tín dụng của khối ngân hàng này vẫn đạt được tăng trưởng tích cực, huy động vốn có phần chậm lại nhưng chỉ các tiêu an toàn vốn vẫn được đảm bảo.

Về huy động vốn, báo cáo cho biết đến 31/12/2021, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (tổng nguồn vốn) của 4 ngân hàng quốc doanh này đạt gần 6,4 triệu tỷ đồng, tăng 645.934 tỷ đồng (tương ứng 11,27%) so với cuối năm 2020.

Đáng chú ý, cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá (huy động thị trường 1).

Về sử dụng vốn, theo báo cáo, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 262.689 tỷ đồng, tăng 13.787 tỷ đồng (5,54%) so với cuối năm 2020. Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng (TCTD) khác là 665.390 tỷ đồng, tăng 91.093 tỷ đồng (15,86%) so với cuối năm 2020.

Đối với hoạt động cho vay khách hàng: Trên cơ sở đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát trong giới hạn được NHNN cho phép, hoạt động tín dụng của khối NHTM Nhà nước đã có sự tăng trưởng năm 2021 so với năm 2020. Việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực cho vay tiềm ẩn rủi ro.

Đến cuối năm 2021, dư nợ cho vay khách hàng đạt trên 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 436.003 tỷ đồng (10,41%) so với cuối năm 2020.

Về hoạt động đầu tư, đến cuối năm 2021, tổng số dư các khoản chứng khoán kinh doanh đầu tư của khối NHTM Nhà nước là 597.235 tỷ đồng (đã tính dự phòng rủi ro), tăng 87.478 tỷ đồng (17,16%) so với cuối năm 2020.

Về kết quả xử lý nợ xấu, theo báo cáo của Chính phủ, 4 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh đạt kết quả khá tích cực trong xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, góp phần kiểm soát nợ xấu của từng ngân hàng nói riêng và kiểm soát nợ xấu của toàn hệ thống nói chung.

Cụ thể, nợ xấu của khối NHTM Nhà nước năm 2021 là 58.451 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu năm 2021 là 1,23% (giảm 9% so với năm 2020).

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu của "Big 4" đạt 452.238 tỷ đồng, tăng 2,15%) so với cùng kỳ năm 2020 trong khi chi phí giảm 0,38%. Lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng quốc doanh đạt 71.367 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) hợp nhất thời điểm cuối năm 2021 đạt 16,05%, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) hợp nhất thời điểm cuối năm 2021 đạt 0,9%, tăng 0,05% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhờ hoạt động hiệu quả, vốn đầu tư nhà nước tại khối ngân hàng này tiếp tục được bảo toàn và sinh lời. Vốn chủ sở hữu đạt 356.833 tỷ đồng, tăng 31.446 tỷ đồng (9,66%) so với cuối năm 2020, trong đó vốn điều lệ đạt 170.060 tỷ đồng, tăng 24.807 tỷ đồng (17,08%) so cuối năm 2020.

4 “ông lớn” ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất huy động

4 “ông lớn” ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất huy động

Sau gần một tuần kể từ khi Ngân hàng Nhà nước nâng trần lãi suất huy động, 4 “ông lớn” ngân hàng quốc doanh cũng đã nhập cuộc với các ngân hàng thương mại tư nhân tăng lãi suất huy động.

P.V (t/h)