Vốn chảy vào năng lượng tái tạo: Làm sao để hiện thực hóa các quyết định đầu tư?
Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2030, ngành điện cần 148 tỷ USD vốn đầu tư để phát triển nguồn điện. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, nhưng đầu tư mới vào ngành điện vẫn cần phải huy động từ khu vực tư nhân.
Trong khi năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và trở nên bức thiết đã đặt ra yêu cầu khai thác nguồn năng lượng tái tạo, sạch, an toàn để thay thế. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa về an ninh năng lượng mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống.
Cần khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án năng lượng tái tạo |
Việt Nam có nhiều tiềm năng về nước, gió và năng lượng mặt trời để phát triển điện sạch. Cơ hội để xây dựng nhà máy khí và pin cho điện tái tạo là rất khả thi. Cũng đã có nhiều nhà đầu tư rất quan tâm tới lĩnh vực này. Tuy nhiên, số lượng dự án triển khai đến nay đều còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân vẫn là do thiếu những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy họ từ chỗ chỉ quan tâm sang hiện thực hóa thành các quyết định đầu tư.
Có ý kiến cho rằng, nhu cầu sử dụng điện đang ngày càng tăng cao và việc hoàn thiện hệ thống truyền tải điện cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, trong khi đó, nguồn lực của nhà nước lại có hạn. Vì thế, rất cần động lực để thúc đẩy hợp tác đối tác công tư. Qua đó, đề cao hơn nữa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong các khâu như quản lý, phân phối giá bán lẻ hợp lý…
Số lượng các quốc gia thúc đẩy năng lượng tái tạo thông qua chính sách hỗ trợ trực tiếp đã tăng mạnh và ngày càng nhiều nước đang phát triển áp dụng các mục tiêu và chính sách mới cho năng lượng tái tạo. Với các chính sách hỗ trợ được các quốc gia triển khai trên toàn cầu, đầu tư tư nhân đã liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được đánh giá có mức đầu tư tư nhân cao nhất (đây cũng là điểm đến hàng đầu cho đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo), tiếp theo là Tây Âu, và Hoa Kỳ. Đầu tư tư nhân chủ yếu vào năng lượng mặt trời và gió. Điều này càng phản ánh sự phát triển của công nghệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió hiện nay.
Tại Việt Nam, đầu tư cho năng lượng tái tạo từ khu vực tư nhân đang có nhiều tín hiệu khởi sắc. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện đang có hàng trăm dự án điện mặt trời đã và đang chờ phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch điện. Trong đó, 121 dự án đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh, với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100 MW.
Đến nay, tổng công suất đăng ký đầu tư điện mặt trời đã lên tới hơn 26.000 MW. Trong số đó, có không ít dự án lớn, như một dự án của tư nhân đầu tư đặt tại tỉnh Ninh Thuận, với cụm 3 nhà máy, công suất lên tới 330 MWP, đã hòa lưới điện quốc gia trong tháng 4/2019.
Đây sẽ là cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, với tổng số hơn 1 triệu tấm pin, có tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Dự án góp phần giảm gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, huy động vốn tư nhân để phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều quan trọng là, Chính phủ cần xác lập cơ chế phê duyệt dự án minh bạch, dễ tiếp cận hơn, tạo được thị trường có giá bán điện ở mức khả thi và quy định hợp đồng mua bán điện theo hướng giảm rủi ro cho nhà đầu tư hơn nữa.
Trong bản “Báo cáo kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam” (phiên bản 2.0) của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đưa ra 6 khuyến nghị cơ bản để phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam. Bản báo cáo nhấn mạnh đến việc khuyến khích các chuyên gia năng lượng trong khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ xây dựng Tổng sơ đồ điện VIII, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, khí, pin lưu trữ và sử dụng hiệu quả năng lượng. Trừ lĩnh vực pin lưu trữ mới trở thành giải pháp có chi phí phải chăng trong thời gian gần đây, khuyến nghị này phản ánh các mục tiêu đã được nêu trong Báo cáo - phiên bản 1.0 trước đây.
Mặt khác, Báo cáo khuyến nghị cần thực hiện các quy định pháp luật và các ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư tư nhân phát triển các dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn và nhỏ, chẳng hạn như điện mặt trời áp mái, pin lưu trữ, trang trại điện mặt trời, điện mặt trời nổi, điện gió ngoài khơi và trên bờ, điện sinh khối; đơn giản hóa quy trình phê duyệt dự án trong khi vẫn duy trì các hệ thống điện an toàn.
M.T
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí