Bản tin Năng lượng xanh: Mỹ có động thái bảo vệ các nhà sản xuất năng lượng mặt trời trong nước trước sự cạnh tranh của Trung Quốc
Mỹ có động thái bảo vệ các nhà sản xuất năng lượng mặt trời trước sự cạnh tranh của Trung Quốc
Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh miễn trừ thương mại đã có hiệu lực từ hai năm nay vốn cho phép miễn thuế nhập khẩu tấm pin hai mặt. Những tấm pin này chỉ là một phần nhỏ của thị trường vào thời điểm được miễn trừ nhưng hiện là công nghệ chính được sử dụng trong các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn.
Tổng thống Biden cũng sẽ chấm dứt việc miễn thuế đối với các tấm pin mặt trời do các công ty Trung Quốc sản xuất tại Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Hai năm trước, Tổng thống Biden đã thiết lập quyền miễn trừ tạm thời theo yêu cầu của các nhà phát triển dự án Mỹ, những người dựa vào hàng nhập khẩu giá rẻ để làm cho cơ sở của mình có tính cạnh tranh về chi phí. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết, kể từ đó, hoạt động sản xuất của Mỹ đã được mở rộng và những nhà sản xuất này phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sự gia tăng công suất nhà máy năng lượng mặt trời của Trung Quốc khiến giá cả giảm.
Động thái này diễn ra khi Tổng thống Joe Biden đề cao các chính sách kinh tế của mình trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Là một phần của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Tổng thống Biden đã tìm cách mở rộng đầu tư vào sản xuất các sản phẩm năng lượng sạch, nhằm giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Bộ Tài chính của Mỹ đã ban hành các quy định mới về cách thức các nhà phát triển dự án năng lượng sạch có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế nhằm khuyến khích việc sử dụng thiết bị của Mỹ, trong đó có phần thưởng nội địa 10% ngoài khoản tín dụng 30% cho các cơ sở năng lượng tái tạo có trong Đạo luật Giảm phát.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ vẫn đang xem xét các quy định bổ sung nhằm giúp các nhà phát triển điện gió ngoài khơi đủ điều kiện nhận phần thưởng nội địa. Bộ cũng đang đánh giá các cách để khuyến khích sản xuất tấm năng lượng mặt trời, khối xây dựng cho pin mặt trời.
Qcells, một bộ phận của Hanwha Corp của Hàn Quốc đang đầu tư 2,5 tỷ USD vào các nhà máy năng lượng mặt trời của Mỹ, cho biết các biện pháp của chính quyền Biden là “rất quan trọng trong việc tạo ra hàng chục nghìn việc làm ở Mỹ”.
Quỹ tài sản của Na Uy yêu cầu Shell cung cấp thêm chi tiết về chính sách khí hậu
Hôm thứ Sáu (17/5), Quỹ đầu tư trị giá 1,6 nghìn tỷ USD của Na Uy đã kêu gọi Shell cung cấp cho các nhà đầu tư thêm thông tin về các mục tiêu khí hậu đã điều chỉnh của công ty. Quỹ cho biết họ không ủng hộ lời kêu gọi của một nhóm gồm 27 cổ đông đối với công ty dầu mỏ nhằm thúc đẩy việc điều chỉnh các mục tiêu khí hậu của Shell.
Quỹ đầu tư của Na Uy là nhà đầu tư cổ phiếu lớn nhất thế giới và Norges Bank Investment Management (NBIM), đơn vị điều hành quỹ này, là cổ đông lớn thứ hai của Shell với tỷ lệ sở hữu 3,03%. Quỹ cho biết trên trang web của mình: “Chúng tôi đã khuyến khích Shell tiết lộ thêm chiến lược để có thể làm giảm sự không chắc chắn về hướng đi của công ty vào giữa những năm 2030”.
Hồi tháng Ba, Shell đã giảm mục tiêu giảm lượng carbon vào năm 2030 và loại bỏ mục tiêu giảm cường độ carbon vào năm 2035, với lý do kỳ vọng về nhu cầu khí đốt mạnh mẽ và sự không chắc chắn trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, Shell vẫn tái khẳng định kế hoạch cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào năm 2050.
Nhóm 27 cổ đông của Shell đã đệ trình nghị quyết để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên của Shell vào ngày 21/5. Nghị quyết từ 27 nhà đầu tư này, có động lực lớn nhất từ trước đến nay xét về quy mô tham gia khi họ quản lý tổng tài sản trị giá khoảng 4 nghìn tỷ USD. Nghị quyết kêu gọi Shell đi theo hướng giảm mục tiêu giảm lượng carbon trung hạn của mình, trong đó cả lượng khí thải từ nhiên liệu từ người tiêu dùng Shell.
Trong thông báo trước Đại hội đồng cổ đông thường niên, Shell khuyến nghị bỏ phiếu chống lại Nghị quyết của 27 nhà đầu tư, cho rằng Nghị quyết này"đi ngược lại cả lợi ích quản trị tốt và lợi ích của cổ đông, đồng thời gây ra những hậu quả tiêu cực cho khách hàng của chúng tôi".
Equinor được New York đồng ý để bắt đầu xây dựng dự án Empire Wind 1
Hôm thứ Năm (16/5), Văn phòng Thống đốc Kathy Hochul công bố Equinor đã được Ủy ban Dịch vụ Công cộng Bang New York chấp thuận để bắt đầu xây dựng trang trại gió ngoài khơi Empire Wind 1,
Thống đốc bang Hochul cho biết, dự án Empire Wind 1 có công suất 810 MW, sẽ kết nối vào hệ thống truyền tải cho Thành phố New York, sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của bang là phát triển 9.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2035.
Đây là sự chấp thuận cuối cùng mà Equinor cần để bắt đầu xây dựng dự án, dự án đã nhận được sự chấp thuận từ Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ vào tháng 3/2024.
Equinor cho biết: “Với sự ủy quyền này, cùng với các ủy quyền khác của liên bang, bang và địa phương, việc xây dựng quan trọng có thể bắt đầu ở Brooklyn nhằm giúp kết nối 810 MW năng lượng tái tạo do Empire Wind 1 sản xuất với lưới điện của Thành phố New York”./.
Thanh Bình
Reuters
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí