Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vinacomin tái cấu trúc, tiết giảm chi phí

21:41 | 22/02/2012

634 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng nay (22/2), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí và Tái cấu trúc doanh nghiệp theo Nghị quyết 01/NQCP ngày 3/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiết giảm chi phí 986 tỷ đồng

Tổng giám đốc Vinacomin Lê Minh Chuẩn phát biểu tại Hội nghị

Tổng giám đốc Vinacomin, ông Lê Minh Chuẩn cho biết, mục tiêu điều hành kế hoạch năm 2012 của Tập đoàn là phải nỗ lực đẩy mạnh sản xuất trong các lĩnh vực chủ đạo như: than, khoáng sản và điện lực, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phù hợp…

Theo đó, nhiệm vụ chính trong năm 2012, phấn đấu đạt tổng doanh thu 96,3 nghìn tỷ đồng, than tiêu thụ 45,5 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với năm 2011, nộp ngân sách 15,6 ngàn tỷ đồng, tăng 11 % so với năm 2011…

Để đạt các mục tiêu trên, Vinacomin sẽ thực hiện quyết liệt các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp, coi đây là giải pháp quyết định tăng trưởng.

Đề cập vấn đề giảm trừ chi phí trong sản xuất kinh doanh, ông Lê Minh Chuẩn khẳng định, vấn đề này được Vinacomin thực hiện quyết liệt từ nhiều năm nay. Vinacomin đã triển khai ký kết các chỉ tiêu tiết giảm, tiết kiệm năng lượng, cũng như chi phí quản lý giữa Tổng giám đốc Tập đoàn với tổng giám đốc/giám đốc các đơn vị thành viên từ cuối năm 2011.

Ví như tiết kiệm điện năng 10%, tiết kiệm định mức chi phí quản lý, chi phí chung: 8%, nhiên liệu 1,5%, tăng năng suất lao động 5%, tiết giảm các chi phí khác, để tăng lợi nhuận cho đầu tư phát triển. Đối với các công ty kho vận và tuyển than phấn đấu tiết kiệm 5% tổng chi phí…

Tổng giám đốc Tập đoàn cùng các đơn vị ký cam kết tiết kiệm chi phí

Ngoài triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng theo Nghị quyết 01/NQ-CP cũng như nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính tại văn bản số 867/BTC-TCDN, Vinacomin còn tiếp tục tiết giảm bổ sung thêm 250 tỷ đồng, bao gồm chi phí quản lý và các chi khác như: điện, than, xăng dầu…, nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

Theo đó, Tổng giám đốc Tập đoàn và các đơn vị sản xuất than tiếp tục ký cam kết tiết kiệm chi phí để phấn đấu tăng 5- 10% lợi nhuận so với kế hoạch, đồng thời các đơn vị cũng ký cam kết tiết kiệm chi phí quản lý từ 5- 10% so với kế hoạch đã giao trước đó.

Chỉ tiêu tiết kiệm được bổ sung thêm 250 tỷ đồng, đưa tổng số tiền tiết giảm chi phí và tiết kiệm của Vinacomin trong năm 2012 lên 986 tỷ đồng.

Tái cơ cấu doanh nghiệp – thực hiện nghiêm túc lộ trình

Sau hơn 5 năm thực hiện theo mô hình tập đoàn kinh doanh, Vinacomin đã chuyển đổi tất cả các công ty con sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Đến nay, tập đoàn đã có 31 đơn vị hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), thực hiện cổ phần hóa được 50 doanh nghiệp, bán doanh nghiệp 2 đơn vị; sáp nhập, hợp nhất 9 đơn vị; giải thể, chấm dứt hoạt động 8 đơn vị, thành lập mới công ty con TNHH MTV, cổ phần 23 doanh nghiệp.

Các công ty sau khi sắp xếp lại đều hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi nhuận toàn tập đoàn tăng từ 177 tỷ năm 2001 lên 8,6 ngàn tỷ năm 2010 và 8 ngàn tỷ đồng năm 2011. Nộp ngân sách tăng từ 266 tỷ năm 2001 lên 13,7 ngàn tỷ vào năm 2011. Vốn chủ sở hữu tăng cao.

Hầu hết các đơn vị sau cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, thu hút thêm lao động, bảo toàn và phát triển vốn, cổ tức đạt từ 12-15%/năm (có một số đơn vị nhiều năm liền duy trì được mức cổ tức cao trên 20%), tăng được quỹ đầu tư phát triển và thu nhập của người lao động được đảm bảo…

Khai thác than tại mỏ Vàng Danh

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, theo báo cáo của Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn, từ tháng 7/2011, Vinacomin đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp thuộc tập đoàn giai đoạn 2011- 2015 và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo hướng:

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ: giữ nguyên hình thức công ty TNHH MTV với các công ty hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành nghề mà Nhà nước cần nắm 100% vốn điều lệ, các tổng công ty, công ty giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bao gồm các lĩnh vực: sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp; dịch vụ hoa tiêu hàng hải; đầu tư khai thác, chế biến than, bauxite và các khoáng sản quan trọng; đầu tư phát triển nguồn điện.

Thứ hai, cổ phần hóa (Tập đoàn giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên) các công ty TNHH MTV (kể các các công ty mẹ – tổng công ty) hoặc doanh nghiệp phụ thuộc công ty TNHH MTV hoạt động trong các lĩnh vực: điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất; nhà máy điện đã đi vào vận hành thương mại ổn định; vận tải, xếp dỡ than và hàng hóa; tài chính; đầu tư phát triển nhà và hạ tầng phục vụ công nhân mỏ; phục hồi môi trường mỏ; các công ty sản xuất, chế biến bauxit- alumin khi đã hoạt động ổn định.

Thứ ba, đối với các công ty liên kết có vốn đầu tư dài hạn của Tập đoàn: Vinacomin chỉ duy trì tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn; lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và những dự án góp vốn bằng thương hiệu của Vinacomin; còn lại Tập đoàn sẽ thoái vốn.

Ông Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh, Vinacomin sẽ nghiêm túc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đổi mới mạnh mẽ, hoàn thiện mô hình tổ chức và quản trị doanh nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại, minh bạch đặc biệt cơ chế khoán quản chi phí, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh và đầu tư đổi mới công nghệ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời thực hiện công khai minh bạch quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Mạnh KiênGiang Nam