Vì sao người hồi phục có thể tái nhiễm Covid-19?
Các trường hợp tái nhiễm Covid-19 tương đối hiếm, và các nhà khoa học vẫn chưa thể nói chắc chắn liệu chúng có liên quan đến việc tái nhiễm hay sự hiện diện kéo dài của cùng một loại virus trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Mỹ từ Trường Y Đại học Yale đã mô tả trường hợp của một người phục hồi sau Covid-19, không có triệu chứng trong bốn tháng và một loạt các xét nghiệm PCR âm tính, lại bị ốm.
Vào tháng 4/2020, một người đàn ông 40 tuổi đã nhập viện lần đầu tiên. Khi nhập viện, anh ta bị tắt nghẽn đường thở, thở rít (stridor).
Bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19 và một loạt bệnh lý nền làm trầm trọng thêm bệnh như tiểu đường loại 2, tuyến giáp kém hoạt động và béo phì. Tại bệnh viện, anh ta bị suy hô hấp và được chỉ định thở máy, dùng thuốc chống đông máu và các loại thuốc khác dùng để điều trị Covid-19.
Trong hai tháng ở bệnh viện, bệnh nhân đã bị biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi do thở máy và suy thận. Nhưng, cuối cùng anh ấy đã bình phục và được xuất viện.
Trong ba tháng tiếp theo, bệnh nhân đã ba lần làm xét nghiệm Covid-19, và cả ba lần có kết quả âm tính. Bốn tháng sau, vào tháng 8 năm 2020, một xét nghiệm PCR khác cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Và hai tuần sau, người đàn ông phải nhập viện trong tình trạng khó thở, sau khi mấy lần bị nghẹt thở tại nhà.
Lần này đây là ca nhẹ, bệnh nhân chỉ nằm viện một tuần.
Người đàn ông giải thích với các bác sĩ rằng, trong suốt thời gian sau khi nhập viện lần đầu tiên, anh ta thực tế không giao tiếp với bất kỳ ai ngoại trừ những người thân, không ai trong số họ có các triệu chứng Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rằng, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong vòng 90 ngày kể từ lần đầu tiên bị bệnh COVID-19 là dấu hiệu cho thấy virus đang lây lan dai dẳng chứ không phải tái nhiễm.
Nhưng, vì đã qua nhiều thời gian hơn sau lần lây nhiễm đầu tiên, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận rằng, bệnh nhân đã có hai đợt nhiễm trùng riêng, nhưng, trong trường hợp thứ hai, đây là ca bệnh nhẹ do khả năng miễn dịch còn sót lại từ lần nhiễm trùng nặng đầu tiên.
"Trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 các nhà nghiên cứu công bố nhiều báo cáo ghi nhận những ca tái nhiễm virus SARS-CoV-2, vì vậy xét nghiệm RNA SARS-CoV-2 dương tính không nhất thiết chỉ ra sự lây lan dai dẳng của virus trong một thời gian dài", các tác giả ghi nhận.
Theo Dân trí
-
Những biến thể SARS-CoV-2 nào đang khiến dịch "nóng" lên tại Hà Nội?
-
Phát hiện mới về mức độ nghiêm trọng của Omicron
-
TPHCM: Người tái nhiễm SARS-CoV-2 có được giảm thời gian cách ly?
-
Tái nhiễm COVID-19 dưới góc nhìn của chuyên gia y tế
-
Tưởng "bất tử" sau khi khỏi Covid-19, F0 tái nhiễm chỉ sau một tháng
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý