Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao không thể công bố danh tính người mua dâm?

19:00 | 06/06/2015

1,606 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước làn sóng dư luận cho rằng, cần công khai danh tính người mua dâm để ngăn chặn tệ nạn, lãnh đạo Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45, Bộ Công an) khẳng định sẽ cân nhắc. Tuy nhiên, điều này đang gặp vướng mắc do pháp luật bảo hộ quyền công dân và Bộ Luật Hình sự không xem hành vi mua dâm là tội phạm khiến dư luận hiểu nhầm rằng có gì khuất tất, không công bằng. Thế nhưng, thực chất việc giữ kín thông tin người mua dâm, bán dâm xuất phát từ các quy định của luật pháp.

Năng lượng Mới số 428

Cân nhắc cần thiết

Trong vụ “sex tour” ngàn đô vừa bị triệt phá, cũng như nhiều vụ tương tự trước đó, dư luận cho rằng, cần công bố danh tính người mua dâm.

Về việc này, lãnh đạo C45 khẳng định, người mua dâm lẫn người bán đều là nạn nhân của những kẻ môi giới - những kẻ có thể điều hoa hậu, người mẫu, ca sĩ... “đi khách” với giá vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn đô. Tuy nhiên, đây chỉ là thủ đoạn “đánh bóng” tên tuổi, nâng cao đẳng cấp trong giới mại dâm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới những người nổi tiếng làm nghề chân chính.

Vì sao không thể công bố danh tính người mua dâm?

Không thể công bố danh tính người mua dâm do vướng mắc về luật

Về việc công khai danh tính người mua dâm, lãnh đạo C45 khẳng định sẽ được cân nhắc.

Vấn đề này đã có nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, chế tài xử phạt hành vi mua dâm hoặc bán dâm không đủ sức răn đe. Chính vì thế mà nhiều người chấp nhận bị xử phạt và tiếp tục tái phạm sau đó.

Theo Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN, người mua dâm và bán dâm không phải là tội phạm nên chỉ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, Điều 22 Nghị định số 167 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định về hành vi mua dâm: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Nghị định này quy định về hành vi bán dâm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm; Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

Phải nhấn mạnh rằng, đề xuất công bố danh tính người mua dâm đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa lên nghị trường “mổ xẻ” từ rất lâu.

Tại hội nghị trực tuyến về phòng chống AIDS diễn ra vào đầu tháng 5 vừa qua, đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, việc chưa công bố tên người mua dâm cũng là mang tính nhân đạo. Tuy nhiên, nếu công bố danh tính người mua dâm mà giảm tệ nạn thì nên làm thử.

Cũng tại hội nghị này, rất nhiều đại biểu nhận xét “có cầu thì mới có cung”. Nhiều người cậy mình là kẻ có tiền, coi người khác là đồ chơi giải trí. Tội của người mua dâm còn nặng hơn tội của người bán dâm, không công khai người mua dâm là không công bằng. Bởi, trong quan hệ này là mua và bán, nên khi đã chống cung thì phải chống cả cầu. Cơ quan chức năng cần công khai danh tính người mua để đẩy lùi nạn mại dâm.

Thế nhưng các đại biểu cũng thẳng thắn cho rằng, những người trả nhiều tiền cho một lần mua dâm mà chúng ta hay gọi với cái tên “đại gia” chắc chắn không phải người bình thường. Qua các vụ mại dâm được triệt phá thời gian qua cho thấy, dù báo chí rất muốn có danh tính các “đại gia” mua dâm nhưng cơ quan chức năng không hé lộ thông tin. Tuy nhiên, do gái bán dâm “thấp cổ bé họng” nên nhanh chóng có trên mặt báo. Điều này là thiếu công bằng và khiến người dân nghi ngờ sự thượng tôn của luật pháp.

Gặp khó khi công bố danh tính

Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 cũng như Bộ Luật Hình sự hiện lại không coi mua dâm và bán dâm là tội phạm. Họ chỉ là người có lỗi do vi phạm quy định cấm mua bán dâm của pháp luật, nên chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Do đó, người mua dâm và bán dâm không bị mất quyền công dân. Có nghĩa là, họ được bảo hộ tất cả các quyền mà một công dân bình thường có được, trong đó có quyền không bị xâm phạm bí mật đời tư theo các chế định khác nhau của pháp luật, trong đó cao nhất là Hiến pháp.

Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Bên cạnh đó, tại khoản 11, Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Cấm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, công bố tên tuổi của người mua dâm hoặc bán dâm là xâm phạm danh dự, nhân phẩm bị cấm trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thật vậy, hành vi môi giới mại dâm đã nằm trong các điều khoản của Luật Hình sự nên chẳng có gì phải bàn cãi cả. Nhưng vấn đề mà bao lâu nay, kể cả diễn đàn của Quốc hội, việc công bố danh tính những “đại gia” mua dâm có phần ưu ái, nương nhẹ. Lý lẽ để bảo vệ quan điểm không công bố danh tính người mua dâm như họ không phải là tội phạm, sẽ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, con cái...

Cũng có người cho rằng, có người mua dâm vì rơi vào cảnh buộc phải giải quyết nhu cầu sinh lý.

Như vậy, công bố danh tính người mua dâm, bán dâm không phải là điều đơn giản, nếu không nói là “không thể”. Làm được việc này, đương nhiên sẽ đẩy lùi tệ nạn xã hội nhưng trước tiên, sẽ phải có điều chỉnh các quy định của luật pháp.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội:

Báo chí khi đưa tin về mại dâm, cần lên án những người có tiền muốn mua vui trên thân thể người phụ nữ. Tuy nhiên, cần viết tắt tên, xóa mờ hình ảnh mặt hoặc thay đổi hẳn tên của người bán và mua để đảm bảo không ảnh hưởng đến gia đình của họ.

Nghiên cứu ở một số khu phố có hoạt động mai dâm công khai ở một số nước như Hà Lan, Thái Lan… tôi thấy rằng, họ muốn coi mại dâm là một nghề, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này. Nếu đã coi đó là một nghề thì những người làm nghề phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề thường xuyên như những nghề khác nhưng chúng ta không thể làm thế với con người. Hành động mại dâm là phi đạo đức, phi nhân tâm, do đó pháp luật của nước ta nói chung và Pháp lệnh Phòng chống mại dâm nói riêng không coi mại dâm là một nghề.

Về việc có nên đưa tên người mua bán dâm hay không, tôi cho rằng phải đối xử công bằng. Không thể đưa tên, in ảnh người bán dâm mà bỏ qua người mua dâm. Có người mua mới có kẻ bán. Hơn nữa, pháp luật có quy định rằng, với những người mua bán dâm thì quy trách nhiệm rồi thì xử phạt hành chính sau đó gửi về cơ quan nơi họ công tác, cư trú để giáo dục. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu làm như thế có thể sẽ phá vỡ hạnh phúc gia đình họ chứ không ngăn cản được việc họ đi mua dâm.

 

Thiên Minh –Xuân Hinh