Vì sao giới đầu tư công nghệ cao Trung Quốc tháo chạy khỏi Thung lũng Silicon của Mỹ?
Bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 7/1 nói mức đầu tư của Trung Quốc vào các công ty mới thành lập trong ngành kỹ thuật cao tại Mỹ đã lên đến cao điểm là 3 tỉ USD hồi năm ngoái, theo báo cáo của công ty nghiên cứu kinh tế Rhodium Group, có trụ sở đặt tại New York.
Một trong các lý do khiến có mức đầu tư lớn này vì giới đầu tư Trung Quốc và các công ty Mỹ muốn hoàn tất thỏa thuận trước khi các luật mới có hiệu lực vào tháng 8/2018.
Từ đó đến nay, tài trợ của các công ty đầu tư Trung Quốc coi như ngưng lại.
Tổng thống Donald Trump ký ban hành luật mới, theo đó mở rộng quyền hạn của chính quyền liên bang nhằm ngăn chặn việc công ty ngoại quốc đầu tư vào các công ty Mỹ, bất kể là từ quốc gia nào. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ông Trump vẫn thường lên tiếng đòi hỏi không để cho Trung Quốc có được các phát kiến thuộc hàng kỹ thuật chiến lược của Mỹ. Trong khi bộ quy tắc mới vẫn đang được hoàn thiện, thì các nhà đầu tư công nghệ cho biết việc rút lui cũng đang diễn ra.
Luật sư Nell O’Donnell, người thường đại diện các công ty kỹ thuật cao của Mỹ để hoàn tất việc ký kết giao kèo với các nhà đầu tư ngoại quốc, nói rằng: “Các thỏa thuận với công ty Trung Quốc, các nhà đầu tư Trung Quốc, coi như bị ngưng lại”.
Các luật sư nói với Reuters rằng họ đang điều chỉnh các điều khoản hợp đồng để được Washington chấp thuận. Các nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm các công ty đại gia đình, đã từ bỏ các giao dịch và ngừng tham gia các cuộc họp với các công ty khởi nghiệp ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, một số doanh nhân khác lo ngại việc phê duyệt kéo dài của chính phủ Mỹ có thể làm mai một các nguồn lực và động lực của họ trong một lĩnh vực mà tốc độ tiếp cận thị trường nhanh là rất quan trọng.
Một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon nói với Reuters rằng ông biết có đến ít nhất 10 giao dịch đã bị rút, trong đó có một số công ty của ông, họ hủy giao dịch vì cần phải có sự chấp thuận từ nhóm liên ngành chính phủ được gọi là Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS).
CFIUS là một cơ quan liên ngành của chính phủ được giao nhiệm vụ phê duyệt dự án đầu tư nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và rủi ro cạnh tranh.
Từ trước đến nay, các nhà đầu Trung Quốc luôn đi đầu trong ngành công nghệ được coi là quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu và sức mạnh quân sự. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua cổ phần của các công ty phi mã như Uber Technologies Inc và Lyft, cũng như các công ty có công nghệ nhạy cảm hơn bao gồm công ty mạng trung tâm dữ liệu Barefoot Networks, công ty xe ôtô tự lái Zoox và công ty nhận dạng giọng nói AISense.
Ông Reid Whitten, một luật sư của công ty Sheppard Mullin, nói rằng trong số 6 công ty mà ông gần đây đã tư vấn để có được sự chấp thuận của CFIUS, thì chỉ có 2 công ty tiếp tục nộp hồ sơ. Những công ty khác đã từ bỏ giao dịch hoặc vẫn đang xem xét liệu có nên tiếp tục hay không.
Ông Trump nêu lý do Trung Quốc chấp thuận nhượng bộ Mỹ |
Sợ Trung Quốc bắt người trả đũa, Mỹ cảnh báo công dân |
Chiến dịch truy quét nhóm cướp hung tàn ở Trung Quốc |
Th.Long
AFP
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện