Venezuela định cứu ngành dầu mỏ thế giới
Mới đây, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bày tỏ sự lạc quan về cuộc họp sắp tới của nhóm OPEC+, tại đó các quyết định có thể được đưa ra để ổn định thị trường dầu mỏ.
Ông Maduro lạc quan về thỏa thuận OPEC + sắp tới. |
“Bộ trưởng Dầu mỏ Manuel Quevedo và Bộ trưởng Ngoại giao Jorge Arreaza đang liên hệ trực tiếp với chính phủ hai nước Nga và Saudi Arabia cùng các đồng nghiệp khác ở OPEC, để chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến sẽ diễn ra ngày 9 tháng 4, nơi các nước sẽ tìm kiếm sự đồng thuận để khôi phục thị trường dầu mỏ và giá dầu công bằng, ổn định, giúp phục hồi nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính” - Sputnik dẫn lời ông Maduro nhấn mạnh.
Tổng thống Venezuela nhấn mạnh rằng, ông cs lạc quan để tin tưởng vào khả năng OPEC + có được một thỏa thuận trong thời gian tới.
"Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng, có những đề nghị tốt trên bàn đàm phán... Tôi lạc quan về hội nghị trực tuyến OPEC và các thỏa thuận của OPEC + là những thỏa thuận có thể đưa lại sự bình ổn của thị trường dầu mỏ" - Tổng thống Maduro nói thêm.
Ngày 9/4 sẽ diễn ra cuộc họp của nhóm OPEC + theo hình thức gọi video trực tuyến. Bộ trưởng dầu mỏ Manuel Quevedo sẽ là người đứng đầu phái đoàn Venezuela tham dự cuộc họp nhóm OPEC + lần này.
Truyền thông Mỹ bình luận, Venezuela từng là quốc gia đóng vai trò quan trọng thứ 3 của tổ chức OPEC. Nhưng những biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt vào nước này thời gian qua đã khiến họ bị hạn chế về khả năng khai thác và xuất khẩu.
Do vậy, những nhận định của ông Maduro hiện nay đã khiến giới quan sát đặt câu hỏi.
Trong khi đó, trang tin tức về thị trường năng lượng Argus Media cho rằng, Venezuela đang gặp các vấn đề về đường truyền internet, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp trực tuyến sắp tới.
Trang này dẫn lời một quan chức của Cantv - nhà cung cấp internet thuộc sở hữu nhà nước Venezuela cho biết, công ty này đang cố gắng khắc phục các vấn đề nhằm đảm bảo đường truyền Internet hiệng đang bị tắc nghẽn do mất vệ tinh liên lạc vào tháng trước.
Vệ tinh Vene-Sat1 là vệ tinh duy nhất của Venezuela do Trung Quốc chế tạo. Vệ tin này được phóng vào năm 2008 nhưng gần đây đã trôi ra khỏi quỹ đạo được lập trình của nó, phá vỡ khả năng mã hóa trực tiếp của chính phủ Venezuela.
Dịch vụ internet tại chỗ của Venezuela càng trở nên trầm trọng hơn do hỏa hoạn vào ngày hôm qua (tức 7/4) gần trung tâm xử lý dữ liệu của Cantv ở Caracas. Quan chức này cho biết, ngọn lửa làm hỏng một số thiết bị nhưng chưa rõ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp OPEC + trực tuyến sắp tới hay không.
Năng lực hạ tầng nói chung cũng như trong ngành năng lượng của Venezuela hiện đã giảm sút nghiêm trọng sau các biện pháp trừng phạt từ Mỹ. Sau khi Tập đoàn Rosneft của Nga liên tục hỗ trợ xuất khẩu dầu của Venezuela thì Mỹ cũng đã gánh đòn trừng phạt vào Tập đoàn này.
Do các lệnh trừng phạt, Tập đoàn dầu khí Rosneft tuyên bố bán các tài sản tại Venezuela, Nga đã thành lập công ty khai thác và vận chuyển dầu khí Roszarubezhneft, thuộc Cơ quan quản lý tài sản chính phủ liên bang, để tiếp quản các hoạt động tại đây, với số vốn điều lệ dự kiến là 322,7 tỉ ruble (hơn 4 tỉ USD).
Theo đó, Rosneft đã ký một thỏa thuận với Roszarubezhneft về việc bán cổ phần và rút khỏi tất cả các dự án ở Venezuela (bao gồm cổ phần tại Petromonagas, Petroperija, Boqueron, Petromiranda và Petrovictoria). Theo thỏa thuận, gã khổng lồ dầu mỏ cũng sẽ nhận được 9,6% cổ phần tại Roszarubezhneft.
Khó khăn đang ngày càng gây áp lực lên Venezuela và chưa rõ nước này sẽ làm gì để tạo được niềm tin trong OPEC về một khả năng đảm bảo tính ổn định của thị trường năng lượng được dự báo là bắt buộc phải có sự tham gia của Mỹ.
Mới đây, ông Sergey Vakulenko, Giám đốc kế hoạch chiến lược tại công ty sản xuất dầu mỏ Gazprom Neft cho biết, giá dầu giảm mạnh sẽ dẫn đến việc khai thác ở Mỹ giảm đáng kể, có thể 1-2 triệu thùng mỗi ngày sau 9-12 tháng.
“Giá giảm mạnh sẽ dẫn đến việc sản xuất ở Mỹ giảm đáng kể, có thể 1-2 triệu thùng mỗi ngày trong 9-12 tháng”, ông Vakulenko chia sẻ với báo giới.
Ngoài ra, theo nhận định của ông Vakulenko, điều này xảy ra bởi sự kết hợp của việc giảm mạnh khối lượng khoan mới đối với trữ lượng đá phiến do không có lợi nhuận và tốc độ khai thác suy giảm nhanh chóng là đặc thù đối với giếng khoan dầu đá phiến.
“Sự suy giảm tự nhiên trong sản xuất dầu đá phiến sẽ không được thay thế hoàn toàn bằng sản xuất từ các giếng khoan mới”, ông Vakulenko nhấn mạnh.
Trong động thái mới nhất, Washington đã bày tỏ khả năng không sẵn sàng cắt giảm sản lượng cùng Nga- Saudi Arabia mà quyết định thả nổi cho thị trường quyết định. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Nga cũng đã cấm nhập khẩu xăng dầu trong ngắn hạn, từ tháng 4- 9/2020. Thời điểm này được Bộ Năng lượng Nga nhận định rằng, đó là khi giá dầu sẽ tạm thời được ổn định.
Theo Báo Đất Việt
Vừa trừng phạt Rosneft, Mỹ tuyên bố tiếp tục trừng phạt Venezuela, Moscow và Caracas lên tiếng |
Juan Guaido quay về Venezuela |
Nga-Mỹ cùng giành sân sau của nhau |
-
Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Singapore mong muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển điện gió ngoài khơi
-
CIP chuẩn bị xây dựng hệ thống pin lưu trữ năng lượng quy mô lớn đầu tiên tại Chile