Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ I)

08:04 | 13/09/2024

20,632 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hãng Shell cũng tin tưởng thế giới cần một quá trình chuyển đổi năng lượng cân bằng, duy trì nguồn cung năng lượng an toàn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các giải pháp carbon thấp với giá cả phải chăng.
Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ I)

Với việc công bố ấn phẩm “Chiến lược chuyển đổi năng lượng năm 2024” số ra vừa qua, hãng Shell plc (hãng Shell) đã đề ra các kế hoạch chuyển đổi năng lượng cập nhật và đánh giá tiến độ dự trữ hàng hóa của mình, ba năm sau khi triển khai Chiến lược tăng cường sức mạnh (Powering Progress Strategy) thông qua những hành động cụ thể khi chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh năng lượng net-zero.

Nhằm truyền tải đến với quý độc giả tuyến bài về những thông tin về chiến lược sản xuất kinh doanh của một số hãng dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới trong quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay, trong phạm vi bài viết này, xin trân trọng giới thiệu những nội dung chính của “Chiến lược chuyển đổi năng lượng của hãng Shell plc (Vương quốc Anh) đã công bố gần đây, để tham khảo.

******

Ngày nay, nhiên liệu hóa thạch đáp ứng khoảng 80% nhu cầu năng lượng chính của thế giới. Thậm chí còn có sự phụ thuộc lớn hơn ở nhiều nước đang phát triển, nơi an ninh nguồn cung và giá cả ổn định là rất quan trọng cho sự phát triển của quốc gia. Nhu cầu năng lượng chính của thế giới chỉ hơn 300 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày (mboe/d), với khoảng 250 mboe/d là từ nhiên liệu hóa thạch, trong đó bao gồm 100 mboe/d (dầu mỏ), 80 mboe/d (than) và 70 mboe/d (khí đốt tự nhiên). Khi nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng do dân số gia tăng và sự thịnh vượng ngày càng tăng trưởng thì thế giới hiện đang phải chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng carbon thấp một cách cân bằng để đạt được lượng khí thải net-zero. Quá trình chuyển đổi sang net-zero sẽ không tuyến tính bởi vì các quốc gia khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau và di chuyển cũng với những tốc độ khác nhau. Hiện các chính sách công, sự phát triển về công nghệ đổi mới sáng tạo và cơ sở hạ tầng cũng như thị trường carbon hoạt động là rất cần thiết để tạo ra các tín hiệu nhu cầu cho khu vực tư nhân đầu tư trên quy mô lớn. Điều này sẽ đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, khách hàng và các tổ chức tư nhân như hãng Shell là một trong những doanh nghiệp có đủ sức mạnh tài chính, kinh nghiệm và khả năng để giúp xây dựng hệ thống năng lượng mới.

Doanh nghiệp dầu khí net-zero (2050)

Mặc dù quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ diễn ra với những tốc độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau song hãng Shell kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu về nhu cầu dầu sẽ chậm lại trong thập kỷ này và có khả năng bắt đầu giảm trong thập kỷ tiếp theo cũng như nhu cầu LNG toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng ít nhất cho đến những năm 2030.

Hãng Shell cũng tin tưởng thế giới cần một quá trình chuyển đổi năng lượng cân bằng, duy trì nguồn cung năng lượng an toàn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các giải pháp carbon thấp với giá cả phải chăng. Chiến lược của hãng Shell còn hỗ trợ quá trình chuyển đổi cân bằng bằng cách cung cấp dầu khí mà con người cần ngày nay, đồng thời giúp xây dựng hệ thống năng lượng trong tương lai. Khi thực hiện chiến lược của mình, hãng Shell hiện đang trở thành một doanh nghiệp đa năng lượng cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp năng lượng sạch hơn và nhiều hơn bằng cách đang cắt giảm lượng khí thải từ hoạt động của mình và giúp khách hàng chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn và cạnh tranh về mặt chi phí. Hiện các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của hãng Shell bao gồm tất cả các mảng hoạt động kinh doanh: (i) Khí tích hợp: Phát triển hoạt động kinh doanh LNG hàng đầu thế giới với cường độ carbon thấp hơn. (ii) Giải pháp thượng nguồn: Cắt giảm khí thải từ sản xuất dầu khí trong khi vẫn duy trì sản lượng dầu ổn định. (iii) Giải pháp hạ nguồn, năng lượng tái tạo và năng lượng: Chuyển đổi hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp nhiều giải pháp carbon thấp hơn, đồng thời cắt giảm doanh số bán các sản phẩm dầu mỏ.

Ngày nay, khoảng 70% dòng tiền của hãng Shell đến từ các hoạt động kinh doanh khí đốt tích hợp và thượng nguồn, 30% còn lại được tạo ra bởi các hoạt động kinh doanh hạ nguồn, năng lượng tái tạo và giải pháp năng lượng. Hiện khoảng 75% lượng khí thải được ghi nhận của hãng Shell đến từ các hoạt động kinh doanh hạ nguồn, năng lượng tái tạo và giải pháp năng lượng, với phần lớn được tạo ra khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bản hãng. Lượng khí thải còn lại được tạo ra trong khí tích hợp và thượng nguồn, với tỷ lệ lớn cũng đến từ khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bản hãng. Trên tất cả các hoạt động kinh doanh của hãng Shell thì có hơn 90% lượng khí thải được báo cáo thuộc Phạm vi 3.

Hãng Shell sẽ cắt giảm lượng khí thải theo thời gian khi danh mục sản phẩm được phát triển để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng thông qua việc sẽ tiếp tục sản xuất LNG và dầu mỏ với ít khí thải hơn, đồng thời doanh số bán hàng sẽ hướng nhiều hơn đến các giải pháp carbon thấp như nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo và hydrogen, đồng thời rời xa các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay phản lực vào những năm 2030.

Phát triển hoạt động kinh doanh LNG hàng đầu thế giới với cường độ carbon thấp hơn

Hãng Shell dự báo tăng trưởng hoạt động kinh doanh LNG sẽ lên từ 20% đến 30% vào năm 2030 so với mức năm 2022 thông qua việc đang phát triển các dự án mới với cường độ carbon thấp hơn bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ giảm thiểu carbon dưới hình thức về công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon cũng như sẽ tiếp tục gia tăng quy mô và tính linh hoạt cho danh mục đầu tư bằng cách mua LNG từ những doanh nghiệp khác. Hoạt động kinh doanh LNG sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của hãng Shell nhằm đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu đặc biệt là ở châu Á nơi đang nhập khẩu nhiều lô hàng LNG với tỷ suất hoàn vốn nội bộ (internal rate of return-IRR) từ 11% trở lên.

Vai trò của LNG trong quá trình chuyển đổi năng lượng: (i) Hỗ trợ năng lượng tái tạo: Sử dụng LNG để phát điện đem lại sự linh hoạt và khả năng tăng hoặc giảm nhanh chóng. LNG sẽ rất cần thiết để duy trì sự ổn định của lưới điện khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên. (ii) Giảm ô nhiễm không khí: Sản xuất điện bằng khí đốt có thể giúp giảm đáng kể ô nhiễm không khí khi so sánh với lượng khí thải do các nhà máy đốt than thải ra. (iii) Các ứng dụng công nghiệp và nhiệt độ cao: Khí đốt và LNG rất quan trọng đối với các lĩnh vực mà việc điện khí hóa gặp nhiều thách thức, chẳng hạn như các quy trình công nghiệp nhiệt độ cao khi mà chúng cung cấp cường độ năng lượng cần thiết và độ tin cậy mà năng lượng tái tạo hiện không thể sánh được, giúp các lĩnh vực công nghiệp như xi-măng và sắt thép trên hành trình loại bỏ carbon. (iv) An ninh năng lượng: Trong khi việc thay thế than bằng năng lượng tái tạo dự kiến sẽ chiếm ưu thế trong lĩnh vực điện, khí đốt và LNG cũng sẽ có vai trò quan trọng. Họ sẽ tiếp tục cung cấp sự linh hoạt mà lưới điện cần và an ninh năng lượng trong những thập kỷ tới ở các nước phát triển. (v) Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và giao dịch khí thải: Ở những khu vực có chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và hệ thống giao dịch khí thải nghiêm ngặt, chẳng hạn như Liên minh châu Âu EU, khí đốt tự nhiên và LNG có thể giúp đáp ứng các mục tiêu phát thải bằng cách thay thế nhiều nhiên liệu sử dụng nhiều carbon hơn. (vi) Nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn để vận chuyển: Trong một số lĩnh vực vận tải có tốc độ giảm phát thải chậm hơn, chẳng hạn như vận tải đường bộ thương mại đường dài và hàng hải, LNG có thể hỗ trợ hành trình loại bỏ carbon của họ. Đó là một giải pháp vừa sẵn có vừa có giá cả phải chăng hơn hiện nay khi so sánh với các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp khác, đồng thời giảm lượng khí thải khi so sánh với các sản phẩm làm từ dầu.

LNG trong quá trình chuyển đổi năng lượng: LNG cung cấp cả hai vấn đề là an ninh năng lượng và tính linh hoạt bởi vì nó có thể dễ dàng vận chuyển đến những nơi cần thiết nhất cũng như tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng ở châu Âu (2023). LNG cũng là nhiên liệu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng mà theo IEA, đây là loại nhiên liệu hóa thạch có hàm lượng carbon thấp nhất, tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn khoảng 50% so với than khi được sử dụng để tạo ra điện. So với than đá, LNG thải ra lượng sulfur dioxide, nitrogen oxide và các hợp chất khác góp phần gây ô nhiễm không khí tại chỗ.

Hiện có rất nhiều cơ hội dành cho các lĩnh vực công nghiệp cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên và LNG. Than hiện chiếm hơn 60% năng lượng được sử dụng trên khắp châu Á để cung cấp năng lượng cho các lĩnh vực công nghiệp nặng như sắt thép. LNG là loại nhiên liệu hàng hải có hàm lượng carbon thấp nhất hiện nay, điều này giúp giảm thiểu đáng kể lượng khí thải nhà kính GHG so với nhiên liệu thông thường. LNG cũng giúp đưa ra lộ trình loại bỏ carbon dài hạn thông qua LNG sinh học khi nguồn cung được tăng lên. Hãng Shell hiện đã phát triển mạng lưới cụm kho cảng và tàu chở nhiên liệu LNG lớn nhất thế giới trên các tuyến hàng hải thương mại quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho nhiều khách hàng lựa chọn LNG hơn. Nhằm đem đến toàn bộ lợi ích GHG của LNG, lượng khí thải methane phải được giảm thiểu, do vậy, hãng Shell đang làm việc với các đối tác, lĩnh vực công nghiệp và trường đại học để phát triển và triển khai các công nghệ tiên tiến giúp cắt giảm lượng khí thải methane liên quan đến việc sử dụng LNG.

Cắt giảm lượng khí thải methane: Hiện lượng khí thải methane từ khí đốt tự nhiên và LNG cũng góp phần làm nhiệt độ Trái đất nóng lên toàn cầu. Khí methane là một loại khí nhà kính GHG mạnh và việc cắt giảm phát thải khí methane được coi là một trong những hành động ngắn hạn hiệu quả nhất để duy trì mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất nóng lên ở ngưỡng 1,5°C đầy tham vọng hơn của Thỏa thuận Paris nằm trong tầm tay. Khi phát triển hoạt động kinh doanh LNG, hãng Shell tiếp tục ưu tiên cắt giảm lượng khí thải methane và trở thành là một trong số những công ty dầu khí lớn đầu tiên trên thế giới đặt mục tiêu đạt được lượng khí thải methane gần như bằng 0 (2030) trong tất cả các hoạt động của mình. Thông qua các nhà máy mới hiệu quả hơn và các dự án nhằm cắt giảm lượng khí thải methane từ các tài sản hiện có và đội tàu biển vận chuyển dầu khí và LNG, hãng Shell đặt mục tiêu cung cấp LNG với lượng phát thải khí methane thấp nhất trong lĩnh vực này.

Hợp tác với những bên liên quan khác

Hiện hãng Shell còn đang hợp tác với những bên khác liên quan để tăng cường tính minh bạch về lượng khí thải methane, cải thiện độ chính xác của báo cáo và thúc đẩy việc cắt giảm lượng khí thải methane trong toàn bộ lĩnh vực hoạt động. Hãng Shell hiện đã và đang nâng cao tính chính xác của lượng khí thải được báo cáo thông qua việc triển khai khuôn khổ báo cáo Đối tác dầu khí methane (OGMP) 2.0 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) trong các tài sản đang được vận hành và không vận hành. Năm 2023, hãng Shell đã nhận được sự công nhận của UNEP bởi do đang đi đúng hướng đạt được tiêu chuẩn vàng của OGMP 2.0 về báo cáo đối với các tài sản đang hoạt động vào cuối năm 2023 và các tài sản không hoạt động vào năm 2025. Đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp hãng Shell đạt được tiêu chuẩn cao nhất này.

Hãng Shell còn là bên ký kết Hiến chương loại bỏ carbon trong dầu khí (Oil and Gas Decarbonisation Charter) được đưa ra tại Hội nghị COP28, vừa qua tập trung vào việc giảm phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2, đốt dầu thường xuyên và phát thải khí methane cũng như dẫn dắt việc phát triển Liên minh nguyên tắc hướng dẫn khí methane (Methane Guiding Principles Coalition) nhằm tập hợp lĩnh vực công nghiệp và xã hội cộng đồng để thúc đẩy việc giảm phát thải khí methanetừ chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên. Hiện các bên ký kết Liên minh này đang hợp tác với chính phủ và lĩnh vực công nghiệp ở 20 quốc gia khác nhau để thông báo các chính sách, quy định cũng như phổ biến các phương pháp tốt nhất. Hãng Shell cũng là người đóng góp cho Khung báo cáo khí methane OGMP 2.0 (OGMP 2.0 Methane Reporting Framework), khuôn khổ quốc tế duy nhất dựa trên phép đo về phát thải khí methane trong lĩnh vực dầu khí. Hãng Shell cũng còn là thành viên của Sáng kiến ​​khí hậu dầu khí (Oil & Gas Climate Initiative) là tổ chức đã đưa ra sáng kiến ​​Hướng tới mục tiêu không phát thải khí methane vào năm 2030.

Link nguồn:

Tuấn Hùng

DevelopmentAid