Cầu Doumer được biết đến là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, dưới sự lãnh đạo của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và do nhà thầu Daydé et Pillé thi công.
Sau giải phóng cầu đổi tên thành cầu Long Biên và giữ nguyên tên gọi từ đó đến nay.
Cầu Long Biên được coi là một nhân chứng lịch sử trong suốt hơn một thế kỷ qua. Hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính, bắc từng nhịp qua sông Hồng đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
| | Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Thời điểm đó, cầu Long Biên hay cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer) là một trong 4 cây cầu dài và nổi bật nhất Đông Dương. | | |
| | Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng). Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như cầu thông thường. | | |
|
Trên cầu Long Biên (tên cũ Doumer) vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian xây dựng và tên nhà thầu Daydé & Pillé - Paris. |
| | Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. | | |
| | Sang thời bình, giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. | | |
| | Ngày 02/09/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác với niềm vui sướng và tự hào, hạnh phúc. | | | | |
| | Đường ray giữa lòng cầu Long Biên. | | |
| | Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu không còn là một hiện vật vô tri vô giác, nó như người bạn đồng hành, một dấu ấn riêng không thể thiếu của Hà Nội. | | |
|
Cầu Long Biên xuống cấp, trải qua nhiều đợt tu bổ, đơn vị quản lý đã dựng những cột sắt hai bên đầu cầu để ngăn các xe ba bánh xe chở hàng nặng cồng kềnh, xe ô-tô đi qua cầu. |
|
Hoàng hôn cầu Long Biên. |
* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh sưu tầm.
Minh Đức