VCCI: Xăng dầu vẫn có thể giảm giá ngay
Trong bản góp ý Dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn gửi Bộ Tài chính, VCCI đồng tình với tính cần thiết và cấp thiết của việc giảm các nghĩa vụ thuế của mặt hàng xăng dầu.
Cần nhanh chóng xem xét việc kiềm chế giá xăng dầu. |
Đây là cơ sở để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Về lựa chọn sắc thuế để cắt giảm, VCCI cho rằng, việc cắt giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có ưu điểm là có thể thực hiện được ngay trong tháng 7/2022, do đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nếu lựa chọn cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì phải đợi kỳ họp Quốc hội gần nhất vào cuối năm 2022. Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay.
Tuy nhiên, về lâu dài, VCCI vẫn đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bãi bỏ thuế TTĐB đối với xăng và có văn bản báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới. Ngoài thuế BVMT, đối với phương án cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, dự thảo tờ trình chưa nêu rõ lý do vì sao không lựa chọn phương án này.
Theo VCCI, tờ trình của Bộ Tài chính có đề cập đến các cam kết của Việt Nam trong các FTA. Tuy nhiên, theo rà soát của VCCI, đây là các cam kết mức thuế nhập khẩu tối đa mà Việt Nam được phép áp dụng. Theo đó, các hiện định thương mại tự do này vẫn cho phép Việt Nam hạ thuế nhập khẩu thấp hơn và tăng trở lại mức cam kết khi cần thiết.
VCCI đề nghị: “Cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ hơn phương án cắt giảm thuế nhập khẩu hoặc thuyết minh chi tiết hơn lý do không lựa chọn phương án này”.
Đối với tác động của việc giảm thuế BVMT tới ngân sách nhà nước, theo tính toán của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước bình quân (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) giảm khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng. Trường hợp nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2022, ước giảm thu ngân sách nhà nước (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) là khoảng 7.000 tỷ đồng.
Nếu tính cả phần ước giảm thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước bình quân một tháng ước khoảng 4.061 tỷ đồng/tháng và cả năm là khoảng 20.305 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VCCI lại cho rằng việc giảm thuế BVMT đặt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến các khoản thu theo thuế suất tương đối (gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu) tăng mạnh. Do đó, theo VCCI, tác động tổng thể đến thu ngân sách sẽ không lớn như được trình bày trong dự thảo tờ trình.
Có thể thấy rằng, việc kiềm chế chi phí cơ bản như tiền điện, nước, xăng dầu là rất quan trọng với đời sống nhân dân và phục hồi kinh tế đất nước. Việc Thường vụ Quốc hội tổ chức họp và thông qua cắt giảm các loại phí thuế đối với xăng dầu một cách nhanh nhất là cực kỳ cần thiết.
P.V
Bộ Công Thương giải đáp rõ về các vấn đề xăng dầu | |
Bộ Tài chính kiến nghị giảm tiếp 1.000 đồng/lít đối với xăng dầu | |
Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc “lấy nó nuôi nó”? |
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
-
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao