Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

VCCI đề nghị mở rộng đối tượng được gia hạn nộp thuế do Covid-19

14:59 | 18/03/2020

223 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Với 22 nhóm ngành kinh tế được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế do chịu thiệt hại từ dịch bệnh Covid-19 mà Bộ Tài chính đề xuất, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là không đủ, cần mở rộng thêm.    
vcci de nghi mo rong doi tuong duoc gia han nop thue do covid 19Doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 được nộp thuế chậm
vcci de nghi mo rong doi tuong duoc gia han nop thue do covid 19Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ nộp thuế điện tử
vcci de nghi mo rong doi tuong duoc gia han nop thue do covid 19Lo ngại lây lan dịch bệnh, Hà Nội khuyến khích nộp hồ sơ quyết toán thuế qua bưu điện

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, VCCI cho rằng, 22 nhóm ngành kinh tế sẽ được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế do chịu thiệt hại từ dịch bệnh Covid-19 mà Bộ Tài chính đưa ra trong Điều 1 chưa đủ.

Cụ thể, VCCI đề nghị nghiên cứu, bổ sung 5 nhóm đối tượng đang bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Một là, các dịch vụ vui chơi, giải trí như thư viện, bảo tàng, chiếu phim, sân khấu, dịch vụ biểu diễn, khu vui chơi, khu bảo tồn, công viên, các dịch vụ thể thao (trừ các hoạt động sáng tác, xổ số, cá cược và đánh bạc).

vcci de nghi mo rong doi tuong duoc gia han nop thue do covid 19
VCCI đề nghị mở rộng đối tượng được gia hạn nộp thuế do Covid-19

Hai là, cho thuê mặt bằng, bất động sản thương mại, cho thuê sân khấu, hội trường, khu làm việc chung (co-working space).

Ba là, dịch vụ giáo dục. Bốn là, các dịch vụ phục vụ cá nhân khác có sự tiếp xúc trực tiếp như cắt tóc, làm đầu, gội đầu, massage, spa, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hoạt động trợ giúp xã hội. Năm là, dịch vụ hôn lễ.

“Đây đều là các dịch vụ rất cần có sự giãn thuế của Nhà nước nhằm tránh cho doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền trong giai đoạn này”, VCCI gửi ý kiến tới Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, VCCI cũng nhắc tới nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do quyết định của cơ quan nhà nước, phải chịu thiệt hại do các quyết định cách ly, phong toả, buộc dừng hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dù có thể các doanh nghiệp này không nằm trong đối tượng được hỗ trợ.

Đó là các doanh nghiệp có trụ sở, địa điểm, cơ sở sản xuất - kinh doanh nằm trong khu vực cách ly theo quyết định của cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp có từ 20% số lao động trở lên thuộc diện cách ly bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực tế đã có các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Xuyên bị thiếu lao động trong 21 ngày cách ly xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) hay các trường hợp cách ly, phong tỏa, buộc đóng cửa, dừng hoạt động khác theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

“Về tính khả thi, việc xác định các doanh nghiệp này tương đối dễ dàng vì đã có các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để đơn giản thủ tục cho doanh nghiệp, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định: về mặt hồ sơ, chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp bản photo đen trắng (nếu nộp trực tiếp) hoặc bản scan, bản chụp ảnh (nếu nộp điện tử), hoặc ghi đường dẫn đến trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan nhà nước đăng tải quyết định đó. Việc kiểm tra lại thông tin thuộc về trách nhiệm của cán bộ thuế”, VCCI đề xuất.

Đối tượng được Bộ Tài chính đề nghị cho gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất

1. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;

- Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất giày, dép; Sản xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống).

2. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:

- Vận tải đường sắt; Vận tải đường bộ; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải;

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống;

- Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

3. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Căn cứ để xác định các tiêu chí doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ là thông tin vốn, doanh thu trên Báo cáo tài chính hoặc số lao động đóng bảo hiểm tại thời điểm 31/12/2019 đối với doanh nghiệp thành lập trước 1/1/2020 hoặc thông tin vốn, lao động trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập năm 2020.

Nguyễn Hưng