Vào Quốc hội mà không phát biểu, tranh luận thì... vào làm gì?
LTS: Trong Quốc hội khóa XIV tới đây, dự kiến chỉ còn 10 đại biểu là doanh nhân, các hiệp hội ngành. Việc giảm mạnh cơ cấu đại biểu này đang gây ra nhiều băn khoăn trong giới doanh nhân.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, lực lượng doanh nhân doanh nghiệp đóng vài trò không hề nhỏ trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Để làm rõ thêm những băn khoăn trên, hôm 19/2, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ. |
PV: Ông đánh giá như thế nào về tỷ lệ Đại biểu Quốc hội là doanh nhân tại Quốc hội khóa XIV sắp tới?
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định vai trò kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân cũng phù hợp với Hiến pháp 2013 thể hiện tại mục 3, điều 51.
Đây là tầm nhìn sáng suốt, có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước khi chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng 2 triệu doanh nghiệp...
Muốn đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải tạo điều kiện cho lực lượng doanh nhân có tiếng nói nhiều hơn tại các diễn đàn chính trị, bởi họ là những người am hiểu sâu về kinh tế và những vấn đề liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế...
Mặt khác, việc cơ cấu doanh nhân doanh nghiệp là Đại biểu Quốc hội chỉ làm phong phú thêm cho các hoạt động kinh tế của Quốc hội.
Doanh nghiệp, doanh nhân cũng luôn có ý thức, có trách nhiệm đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Do đó, Quốc hội khóa XIV có thể xem xét, điều chỉnh cơ cấu Đại biểu Quốc hội tương xứng với tiềm năng của lực lượng doanh nhân, tạo điều kiện cho doanh nhân doanh nghiệp đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa tại diễn đàn Quốc hội.
Với tinh thần đó, nếu được Quốc hội quan tâm, bổ sung, đưa tỷ lệ doanh nhân tương xứng với tỷ lệ khóa XIII thì sẽ tốt hơn, đồng thời động viên khuyến khích được lực lượng doanh nhân tích cực phấn đấu tham gia sản xuất góp phần xây dựng đất nước .
Có ý kiến cho rằng, sự tham gia của doanh nhân doanh nghiệp vào Quốc hội sẽ nảy sinh một số bất cập đã, có thể xảy ra. Hoặc Đại biểu là doanh nhân chỉ phục vụ lợi ích cho bản thân doanh nhân, doanh nghiệp đó, hơn là vì mục đích cộng đồng. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ: thực tế quốc hội khóa XIII có tới 38 doanh nhân tham gia Quốc hội, trong đó nhiều doanh nhân hoạt động rất tốt.
Tuy nhiên cá biệt cũng có doanh nhân vi phạm pháp luật làm tai tiếng trong Quốc hội và nhân dân.
Nhưng không phải vì một hai doanh nhân xấu mà chúng ta đánh giá không tốt cả cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Quốc hội cũng đã xử lý rất nghiêm túc về việc này đối với hai Đại biểu quốc hội là doanh nhân vi phạm pháp luật.
Sao lại không biểu quyết? Xin bạn đọc hãy xem tấm ảnh chụp màn hình thông báo kết quả biểu quyết tại Quốc hội. Lạ thật, tại sao các vị lại không biểu quyết về một vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng đến như vậy? |
Đồng thời coi đây là bài học sâu sắc đối với việc giới thiệu, lựa chọn hiệp thương Đại biểu tham gia ứng cử, bầu cử chưa kỹ từ ban đầu mà cần rút kinh nghiệm cho các khóa Quốc hội tiếp theo.
Thực tế trong Quốc hội, có nhiều doanh nhân đóng góp ý kiến rất tích cực. Họ tâm huyết, trách nhiệm, thay mặt cử tri, kiến nghị với Quốc hội, đưa ra giải pháp thiết thực phát triển kinh tế chung chứ không phải chỉ lo cho bản thân doanh nghiệp đó.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần nhìn nhận khách quan, đa chiều sự đóng góp của doanh nghiệp doanh nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì lợi ích cộng đồng, chứ không phải hạn chế số lượng.
Theo ông, làm thế nào để nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội khóa XIV?
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ: Điều quan trọng là chúng ta cần lựa chọn một cách kỹ càng các những người thật sự có sức khỏe, trí tuệ, tâm huyết, công tâm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết để hiệp thương giới thiểu ứng cử và bầu cử vào Quốc hội .
Ngược lại, những Đại biểu không tâm huyết với nhân dân, Quốc hội, không nên cơ cấu bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất làm gì.
Bởi lẽ bầu được một Đại biểu Quốc hội rất tốn kém. Nếu bầu người đó vào Quốc hội mà không đóng góp hoặc có nhưng không đáng kể, không phát huy được năng lực, trí tuệ, mà chỉ nghĩ lợi ích cá nhân, hoặc đánh bóng mình thì vô ích.
Vì thực tế, tại kỳ các kỳ họp trước, có những Đại biểu bán chuyên trách, chuyên trách, rất ít phát biểu, hoặc không phát biểu, không tham gia thảo luận, đi họp cũng không đầy đủ, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Tôi nghĩ rằng, cử tri cũng cần phải cân nhắc khi bỏ phiếu không bầu những người không tâm huyết, không có trách nhiệm với đất nước.
Đại biểu Quốc hội đặt lợi ích dân tộc lên trên hết mới xứng đáng với sự mong đợi của cử tri và nhân dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Chuyện cử tri lo Đại biểu Quốc hội bị “ám sát” "Có cử tri sau khi kết thúc chất vấn liền gọi điện, hỏi tôi đi bằng phương tiện gì? Về nhà an toàn chưa? Họ sợ tôi bị “ám sát” sau những phát biểu đụng chạm". |
Trong trường hợp nào được bắt giữ Đại biểu Quốc hội? Vậy, quy trình để khởi tố, bắt giữ các cá nhân vi phạm pháp luật đang giữ tư cách Đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào? |
Đại biểu Quốc hội bật khóc giữa hội trường Vị nữ đại biểu đã quá xúc động, bật khóc khi nhắc đến cuộc sống quá thiếu thốn của những bệnh nhân ở một trại phong bà vừa đến thăm. |
Quốc Toàn
GDVN
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo