"Văn hóa hoa hồng" đã nói nhiều nhưng vẫn là “nút thắt” cản trở dòng vốn doanh nghiệp
Có một tín hiệu đáng mừng là sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh trong thời gian qua được giải thích một phần lớn là do sau khi nước ta khống chế hiệu quả những đợt dịch Covid-19 bùng phát đã chứng tỏ Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh vốn có đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD. |
Đồng thời, các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được thực thi là "điểm cộng" để Việt Nam càng hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà đầu tư ngoại.
Tại tọa đàm “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ KH&ĐT tổ chức sáng nay (4/9), các chuyên gia tham dự chương trình đã đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành trong việc thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế". Chính những thành công này đã tạo nhiều thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia vẫn còn quá nhiều điểm "nghẽn" cần tháo gỡ để dòng vốn đầu tư các nước đổ vào Việt Nam mạnh mẽ hơn. Cụ thể là cần có sự cải cách mạnh mẽ thể chế, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, chủ động và nhất quán về chính sách thu hút đầu tư.
Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại các “rào cản” thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, thậm chí nạn vòi vĩnh, tham nhũng vặt của một số công chức trong bộ máy hành chính cả ở trung ương và địa phương.
Bình luận về nội dung này, tại tọa đàm, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS Nguyễn Đình Cung nêu rõ, đã nhiều lần lên án về vấn nạn “phong bì”, "văn hóa hoa hồng", chi phí "bôi trơn"… Đây chính là rào cản, là "nút thắt" cản trở rất nhiều đến dòng vốn đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp FDI, mà còn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng khuyến nghị, Việt Nam cần phải có cách làm khác trước đây. Đó là tiếp tục cải cách thể chế tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, chủ động và nhất quán về chính sách thu hút đầu tư, đồng thời chính các doanh nghiệp trong nước cũng phải chủ động hơn nữa. Có như vậy Việt Nam mới tận dụng được cơ hội "vàng" để đón các nhà đầu tư nước ngoài đến hợp tác, đầu tư, biến các tiềm năng thành sức mạnh cho nền kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.
Để làm được điều này, cần chủ động cung cấp thông tin về nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng vào Việt Nam, đồng thời nhận diện rõ hơn những thách thức khách quan và chủ quan trong hợp tác đầu tư nước ngoài, từ đó đề ra những giải pháp đột phá để giúp các nhà đầu tư thực hiện các dự án một cách hiệu quả, chất lượng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu nhiều sức ép từ dịch bệnh.
M.L
Cần đặc biệt chú trọng thu hút dòng vốn FDI chảy vào năng lượng tái tạo |
Việt Nam hút mạnh dòng vốn FDI trong 7 tháng đầu năm |
Dòng vốn FDI đổ vào các dự án mới giảm mạnh |
-
Tin tức kinh tế ngày 20/11: Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh 2 năm
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp