Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ứng phó với Brexit?

13:05 | 03/08/2016

294 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 3/8, tại hội thảo “Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN”, các chuyên gia đã phân tích, bàn luận về sự kiện nước Anh rời bỏ EU tác động đến nền kinh tế Việt Nam và tiến trình liên kết ASEAN.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, tác động trực tiếp của Brexit đến kinh tế nước ta là không lớn. Bởi theo ông Tuyển phân tích, mặc dù Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong EU sau CHLB Đức nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh chỉ chiếm 0,14% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên toàn cầu. Tổng vốn FDI của Anh cũng chỉ chiếm 1,8% tổng vốn FDI đầu tư vào nước ta tính đến hết năm 2015.

Tuy nhiên, tác động gián tiếp từ Brexit được đánh giá lớn hơn nhiều bởi trong trung và dài hạn khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng tiêu cực thì xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này khó mà tích cực được. Do Anh là nước xuất khẩu rất nhiều vào EU và vai trò của Anh trong EU rất lớn, nên Anh rời đi EU sẽ yếu hơn. Điều này tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với EU bởi hiện tại EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 19,1% kim ngạch xuất khẩu và 6,3% kim ngạch nhập khẩu.

ung pho voi brexit

Xuất khẩu sang Anh dự kiến sẽ giảm sau Brexit

Việc Anh rời EU sẽ khiến đồng Euro giảm giá so với VND, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của Việt Nam vào EU giảm đáng kể về mặt giá trị. Bên cạnh đó, tính bất định của kinh tế thế giới tăng lên, phản ứng chính sách khó khăn hơn, nhất là chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá).

Anh rời EU cũng sẽ làm chậm lại tiến trình tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, mà cụ thể là kế hoạch ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – EU sẽ bị ảnh hưởng.

Trước những tác động được dự báo như trên, ứng phó thế nào với Brexit là câu hỏi đang được đặt ra?

Theo PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Việt Nam cần tìm thêm thị trường mới để giảm sự đi xuống của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư từ Anh và EU; tăng cường đảm phán song phương với Anh để tạo ra những thuận lợi mới.

Sau Brexit, giá trị đồng bảng Anh và đồng Euro đang mất giá và rất có thể vị thế của chúng so với các ngoại tệ khác như USD, Yên Nhật, thậm chí NDT về lâu dài sẽ sa sút. Từ đó dẫn đến, VND sẽ tăng giá, kéo theo giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng, tính cạnh tranh giảm. Bởi vậy, dù Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ giá trung tâm nhưng về tổng quan, tỷ giá tăng, thị trường xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, cần theo dõi sát hơn diễn biến của đồng NDT. Đến nay, đồng tiền này đã mất giá trên 1%. Nếu Trung Quốc phá giá đồng NDT mạnh hơn để hỗ trợ cho xuất khẩu của họ vào châu Âu thì hàng hoá Việt Nam sẽ bị tác động mạnh. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể tăng giá. Với thị trường nhập khẩu lớn nhất như Trung Quốc, nếu tỷ giá không được điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra những bất ổn cho kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, tình trạng nhập siêu kéo dài sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ, tác động đến tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác. Do đó, NHNN cần có những điều chỉnh kịp thời để ổn định tỷ giá.

Về tác động của Brexit với quá trình liên kết trong ASEAN, các chuyên gia đều cho rằng, trước mắt ASEAN sẽ chưa phải đối diện với khả năng một thành viên nào đó đòi ra đi, bởi dù có những hạn chế nhất định nhưng ASEAN vẫn đang phục vụ khá tốt lợi ích của các nước thành viên.

Mai Phương

Giá vàng

Tỉ giá