Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

UNESCO bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của GS Phan Huy Lê

21:41 | 27/06/2018

289 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
UNESCO ca ngợi đóng góp to lớn của GS Phan Huy Lê để Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản thế giới.

Ngày 27/6, Văn phòng UNESCO phát thông điệp gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình GS Phan Huy Lê. Tổ chức này đánh giá ông là con người mẫu mực cho giới trí thức, nghiên cứu.

“GS Phan Huy Lê đã mở cánh cửa nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam với thế giới thông qua nỗ lực tuyệt vời của ông dành cho thúc đẩy trao đổi và hợp tác với giới học thuật quốc tế. Ông khơi nguồn và là tấm gương cho nhiều thế hệ nhà sử học của Việt Nam và quốc tế”, UNESCO nhấn mạnh.

unesco bay to tiec thuong truoc su ra di cua gs phan huy le
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê.

Theo tổ chức này, GS Phan Huy Lê ra đi trong sự tiếc nuối của rất nhiều người. Trong số đó nhiều người hàm ơn ông về sự giúp đỡ rộng lượng và hướng dẫn tận tình. Bên cạnh những đóng góp to lớn với nền sử học hiện đại Việt Nam, UNESCO ngợi ca công lao của ông để Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là di sản thế giới. Tới khi ra đi, ông luôn đảm nhận vai trò dẫn dắt học thuật của hội đồng khoa học hỗ trợ khu di sản này.

“Ông là người thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và trọng chứng”, UNESCO viết cuối thông điệp.

"Quý ông lịch lãm"

Văn phòng UNESCO gửi kèm bài viết của tiến sĩ William Logan, thành viên Hội đồng hàn lâm FASSA Australia tiễn biệt GS Phan Huy Lê. Ông nhận xét GS Phan Huy Lê là nhà sử học xuất chúng đáng ngưỡng mộ bởi sự mẫn tiệp trong học thuật và những cống hiến dành trọn cho Hà Nội, Việt Nam.

“Ông là một quý ông vô cùng lịch lãm, luôn luôn thanh lịch và tử tế”, tiến sĩ William Logan chia sẻ và cho biết được gặp GS Lê lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 1990 khi thực hiện dự án về bảo tồn khu phố cổ Hà Nội. Giáo sư đã hỗ trợ rất nhiều để ông hiểu đặc điểm lịch sử thành phố và hoàn tất dự án.

Cuối những năm 2000, ông cùng đồng nghiệp tham gia cùng GS Lê biên soạn hồ sơ đề cử Hoàng thành Thăng Long vào danh sách di sản thế giới.

“Phẩm chất uyên bác của giáo sư nổi danh cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Ông thực sự là một tài sản quý báu của Việt Nam và sẽ mãi mãi được tri ân trong trái tim của nhiều người”, tiến sĩ William Logan bày tỏ cuối bài viết.

GS Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Ông để lại gia tài sách sử đồ sộ và cuối đời tâm huyết xây dựng bộ Quốc sự đồ sộ nhất từ trước đến nay.

Là đại thụ của nền sử học Việt Nam, ông Phan Huy Lê được phong giáo sư năm 1980; nhà giáo nhân dân năm 1994; giải thưởng Nhà nước (2000); giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996); huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp (2002); danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Học viện Pháp quốc (2011); giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học (2016).

13h06 ngày 23/6, giáo sư Lê qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sáng 27/6, gia đình, học trò và hàng nghìn người đã đến lễ tang tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

VnExpress