Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ukraine đang tự làm khó mình

16:39 | 06/03/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tình hình Ukraine trong vài tháng gần đây trở nên ngột ngạt khi các phần tử cực đoan (không phải phe chính phủ Kiev) tiến hành phong tỏa các tuyến đường sắt từ các tỉnh miền đông tới thủ đô Kiev và từ Nga sang. Việc này không chỉ ngăn cản sự lưu thông của hàng hóa mà còn làm ách tắc một lượng lớn than đá chuyển tới cho người dân ở Kiev, gây nên một cuộc khủng hoảng năng lượng.
ukraine dang tu lam kho minh
Tàu Nga chở than đá bị chặn lại ở biên giới với Ukraine ngày 4/3

Ngày 4/3, trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động thương mại của Nga với hai nhà nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, các phần tử cực đoan Ukraine đã công bố mở một trạm kiểm soát mới, phong tỏa hoạt động của các tàu hỏa tới từ Nga, và hiện đóng tại ga đường sắt Konotop, vùng Sumy cách biên giới với Nga khoảng 70 km.

Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, các phần tử cực đoan Ukraine đã bắt đầu phong tỏa tuyến đường ở khu vực Donbass, làm gián đoạn hoạt động cung cấp than vốn được khai thác tại các vùng lãnh thổ nằm ngoài vòng kiểm soát của chính quyền Ukraine. Nhóm này cho rằng việc mua than từ miền Đông do phiến quân kiểm soát là phản quốc.

Đáp lại, các nước cộng hòa tự xung cũng đưa ra quy chế quản lý độc lập với các doanh nghiệp của Ukraine. Hôm 3/3, người đứng đầu nhà nước Donetsk Alexander Zakharchenko đã tuyên bố cấm vận thương mại với Kiev.

Tuy nhiên, nếu không có than thì các nhà máy điện ở Ukraine có nguy cơ đóng cửa. Chính quyền Kiev đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng để tiết kiệm tài nguyên. Thủ tướng Vladimir Groisman cho biết, việc phong tỏa ở Donbass có thể khiến ngành khai thác khoáng sản và công nghiệp luyện kim của nước này mất đi 3,5 tỷ USD thu ngoại tệ và làm cho 75.000 người mất việc làm.

Về phần mình, Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng Moskva không hỗ trợ cho các lực lượng dân quân và cũng không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như không gửi quân đến Donbass. Tuy nhiên, Kiev nhiều lần cáo buộc Moskva "xâm lược quân sự".

Jim Jatras, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cũng là một nhà cựu ngoại giao Mỹ, đã có buổi trả lời phỏng vấn đài RT của Nga xung quanh vấn đề này.

RT: Lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã chốt chặn các tuyến đường sắt. Theo ông, mục đích của việc làm này là gì?

Jim Jatras (JJ): Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng họ không biết chính xác mình làm gì. Họ ý thức được hành động này sẽ gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế vì họ đã báo trước về hành động này hồi 15/2 và cũng đã dự trữ than dùng trong 40 ngày. Khi kì hạn này đến, lượng than dự trữ sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Thủ tướng Ukraine Groisman cảnh báo 300.000 người sẽ mất việc làm vì không có than để duy trì hoạt động. Họ không thể tiếp tục duy trì tình trạng này.

Mọi người cho rằng đây là hành động bất hợp pháp vì họ không có quyền để phong tỏa và chính quyền Kiev nên can thiệp. Tôi chỉ có thể đặt ra giả thuyết là chính quyền không dám can thiệp vì họ nghĩ rằng mình không có đủ sức để làm được việc đó. Thực tế, họ sợ những người theo chủ nghĩa dân tộc vì nếu dùng những biện pháp cứng rắn để chống lại thì sẽ dẫn đến bạo động mà chính phủ không thể kiểm soát.

RT: Với việc phong tỏa này, Ukraine đang tự bắn vào chân mình phải không?

JJ: Đúng như bạn nói, Ukraine đang tự bắn vào chân mình, hay đúng hơn là nhóm chủ nghĩa dân tộc là người bóp cò. Đảng Samopomich có một số thành viên thuộc Rada (quốc hội của Ukraina) theo phe thân phương Tây. Nói thật, tôi không cho là họ quan tâm nhiều đến vụ Donbass hay miền Đông Ukraine. Họ không muốn tái nhập những khu vực này, như trong thỏa thuận Minsk-2 yêu cầu. Tôi nghĩ họ có mục tiêu lớn hơn. Họ tuyên bố đang chống tham nhũng... nhưng tôi cho rằng họ đang muốn ngầm phá hoại chính quyền Kiev để gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Chúng ta đã nghe nhắc đến nguy cơ của một cuộc biểu tình Maidan mới. Tôi không loại trừ khả năng đây là ý định thật sự của họ. Họ nhắm vào điểm yếu của nền kinh tế với mong muốn làm dấy lên một cuộc khủng hoảng nhà nước Ukraine.

RT: Có vẻ như mọi thứ đều bất lợi cho chính quyền ở Kiev ...

JJ: Điều này phần nào giải thích cho thái độ miễn cưỡng của chính phủ khi thử đối phó với tình trạng này, bởi vì đây có thể là một chất xúc tác tạo ra sự phát triển nào đó. Đừng quên rằng tất cả đồng minh của Ukraine đến từ châu Âu, Mỹ và một số nước G7 cho rằng việc phong tỏa này gây ảnh hưởng xấu cho Ukraine. [...] Vì vậy, tôi cho là ngoài một nhóm nhỏ các đảng viên cấp tiến thì không có ai thực sự ủng hộ việc phong tỏa.

RT: Có người nói sự tan rã của Ukraine sẽ giúp một vài nước phương Tây được lợi. Đây có phải là điều mà họ nói đến? Nếu đúng thì mục đích của họ là gì?

JJ: Có lẽ là vậy. Tuy nhiên lời ám thị này đã gặp phải nhiều chống trả như chúng ta thấy trong thời gian qua, và âm mưu thêm dầu vào lửa, muốn sự ủng hộ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ - thích hợp làm chỗ dựa cho Ukraine hơn. Mặc dù sự thật là họ đã từng nhận được viện trợ. Tôi không hiểu như thế nào mà từ việc phong tỏa lại có thể giúp nhận được hỗ trợ của Mỹ. Rõ ràng, đây là vấn đề nội bộ của Ukraine, không liên quan đến các nước cộng hòa của Donetsk và Lugansk, và từ góc độ quân sự, cũng không dính đến Nga. Bạn hỏi rằng họ muốn có được gì. Tôi không biết Tổng thống Ukraine Poroshenko thực sự muốn gì. Thực tế, tôi nghĩ nếu muốn được phương Tây viện trợ thì làm thế sẽ không có hiệu quả. Vì đơn giản, họ sẽ nói: "Nơi này không còn ổn định, họ không đáng tin cậy. Chúng tôi sẽ không tăng cường viện trợ".

Nh.Thạch