UAV Azerbaijan phá hủy tên lửa, kho đạn Armenia
Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm nay công bố video cho thấy các khẩu đội phòng không, xe thiết giáp và kho đạn Armenia bị trúng tên lửa phóng từ máy bay không người lái (UAV) của nước này trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh sáng 27/9.
Các hệ thống phòng không, cơ giới và kho đạn Armenia bị UAV tập kích. Video: Bộ Quốc phòng Azerbaijan.
Video được quay từ UAV trinh sát cho thấy đòn không kích nhằm vào các hệ thống phòng không tầm ngắn Osa được bố trí trong công sự của quân đội Armenia. Những tổ hợp Osa này đều đang hoạt động với radar cảnh giới quay liên tục, nhưng dường như không phát hiện được mối đe dọa từ UAV Azerbaijan.
UAV Azerbaijan sau đó phóng tên lửa, bom dẫn đường phá hủy hàng loạt tổ hợp phòng không của Armenia. Một kho đạn và đoàn xe cơ giới Armenia cũng bị tấn công, bốc cháy dữ dội.
Quân đội Azerbaijan đang vận hành nhiều loại UAV trinh sát và vũ trang do Israel phát triển, cùng các mẫu UAV tự sát chuyên diệt radar phòng không như IAI Harop. Trong khi đó, lực lượng phòng không Armenia chỉ triển khai những tổ hợp phòng tầm ngắn 9K33 Osa tại khu vực tranh chấp, các hệ thống hiện đại gồm S-300, Buk-M1-2 và Tor-M2KM đều bố trí ở những khu vực khác.
Xung đột giữa hai quốc gia láng giềng này bùng phát sáng 27/9, sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan đã thực hiện một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh nhằm vào vùng Nagorno-Karabakh, nhưng Azerbaijan khẳng định họ chỉ hành động để đáp trả các cuộc pháo kích từ phía Armenia.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền Armenia, hai dân thường, gồm một phụ nữ và một trẻ em, đã thiệt mạng do pháo kích của Azerbaijan, trong khi Azerbaijan cho hay 10 dân thường nước này đã thiệt mạng sau đụng độ và 6 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo đã phá hủy ba xe tăng và bắn rơi hai trực thăng cùng ba thiết bị bay không người lái Azerbaijan.
Vị trí Armenia, Azerbaijan và vùng Nagorno-Karabakh. Đồ họa: Al Jazeera. |
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc mắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Theo Vnexpress.net
Gazprom Neft thử nghiệm thành công UAV tầm xa phục vụ hoạt động thăm dò địa vật lý |
Tổng thống Mỹ cho phép đẩy mạnh xuất khẩu UAV quân sự |
Phòng không Syria bắn hạ UAV gần căn cứ Nga |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp