Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tuyển sinh lớp 10: Vì sao các trường "top trên" hạ điểm chuẩn?

10:46 | 22/07/2013

1,274 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thời điểm này, các trường THPT đang bắt đầu công tác tuyển sinh cho năm học 2014-2015. Từ bảng điểm chuẩn do Sở GD-ĐT phê duyệt, có thể thấy mức điểm chuẩn năm nay của nhiều trường giảm so với năm ngoái.

Đề thi có mức phân hóa cao

Lý do các trường THPT thuộc “top trên” hạ điểm chuẩn, theo nhiều giáo viên, nguyên nhân chủ yếu do kết quả làm bài của thí sinh không cao, chủ yếu do đề thi của hai môn Văn và Toán. Đề thi của hai môn này nằm trong chương trình, nhưng lại có sự phân hóa học sinh khá cao, dẫn đến tình trạng điểm thi không ổn định như các năm trước.

Tại trường THPT Chu Văn An, phổ điểm môn Văn tập trung vào điểm 6, 7. Có những phòng thi, 18/24 học sinh đạt điểm 7 trở xuống; phòng thi khá hơn cũng có 50% học sinh đạt điểm 6,7 trở xuống.

Phòng thi có điểm Văn sáng sủa nhất có khoảng 10 điểm 8 và 9, trong đó chủ yếu là điểm 8. Môn Toán của trường này nhỉnh hơn Văn, nhưng điểm 8, 9 cũng ít so với “mưa điểm 9 năm trước”, không có điểm 10 nào cho cả Văn và Toán.

Điểm chuẩn đầu vào THPT của Hà Nội phản ánh sự cân bằng vùng miền và lực học của học sinh.

Điểm thi môn Văn của thí sinh thi vào trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm rớt thê thảm hơn. Trong số 27 phòng thi có điểm niêm yết tại trường, đa số phòng thi có 50% đạt điểm 6 trở xuống, xuất hiện khá nhiều điểm 5, 4, thậm chí có điểm 2.

Về đề thi Toán, nhiều giáo viên dạy Toán cấp THCS cho rằng, đề Toán năm nay không hẳn khó mà là mức độ phân hóa cao.

Trường THCS Trưng Vương năm ngoái gần hai chục em đạt điểm 10 môn Toán, nhưng năm nay cao nhất chỉ 9,75 điểm và cũng chỉ một vài em. Mức điểm từ 7 đến 8,5 phổ điểm dành cho học sinh khá giỏi – thì không biến động so với những năm trước.

Điều này cho thấy, đề thi Toán năm nay cũng đã có khả năng phân hóa được chất lượng học sinh, đặc biệt là giữa học sinh xuất sắc và học sinh khá – giỏi.

Điểm chuẩn thiểu ổn định nhưng đáng mừng

Nếu như năm 2011, toàn thành phố có 42 trong số 104 trường THPT công lập có mức điểm chuẩn từ 40,0 trở lên, thì năm nay, con số này là 50 trường. Tuy nhiên, kỳ tuyển sinh THPT năm nay đã chứng kiến sự “đảo chiều” của các trường THPT, đặc biệt là đã thu nhỏ khoảng cách giữa các trường “top trên” và các trường “top dưới” .

Điển hình, trường THPT Phạm Hồng Thái có mức điểm chuẩn tăng từ 47,5 điểm lên 50,0 điểm (năm 2012) thì đến năm nay gần như quay trở lại mốc ban đầu, với 48,0 điểm.

Rõ nhất là trường THPT Chu Văn An, đơn vị luôn dẫn đầu ở khối các trường THPT công lập của thành phố về mức điểm chuẩn. Trong hai năm 2011 và 2012, điểm đầu vào của trường luôn ở mức 56,0 điểm, thì năm nay còn 53,5 điểm.

Mặc dù luôn thuộc "top đầu", nhưng điểm chuẩn của trường THPT Chu Văn An cũng đã giảm mạnh.

Đứng thứ 2 là trường THPT Phan Đình Phùng với mức điểm chuẩn năm 2011 là 53 điểm, năm 2012 tăng lên 54 điểm, đến năm nay lại tụt xuống còn 49,5 điểm. Kim Liên năm nay có mức điểm chuẩn giảm 2,5 điểm; trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng) giảm tới 4 điểm… Đáng chú ý hơn là trường THPT Sơn Tây (1 trong 4 trường THPT có lớp chuyên) với mức điểm chuẩn lần lượt trong 3 năm gần đây là 50,0 - 48,0 - 46,0. 

Trong khi điểm chuẩn của một số trường được coi là “top trên” của thành phố có phần giảm sút, thì có 47 trường có mức điểm chuẩn tăng so với năm ngoái. Điều đáng chú ý là những trường này đều ở các huyện ngoại thành, miền núi hoặc ở vùng khó khăn.

Trong đó, trường có mức tăng mạnh nhất (4,5 điểm) là THPT Bắc Lương Sơn, từ 24,0 điểm lên 28,5 điểm. Đây là trường nằm ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, một xã miền núi của tỉnh Hòa Bình chuyển về. Hầu hết học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Trường THPT Tiền Phong (huyện Mê Linh) và trường THPT Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh) có mức tăng đáng kể - 3,5 điểm. Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ) cũng có điểm chuẩn chênh lệch so với năm ngoái 3,0 điểm... 

Rõ ràng, đã có sự chuyển biến về chất lượng ở các trường khu vực ngoại thành, khoảng cách giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành đang có chiều hướng gần nhau hơn. Nếu như năm ngoái, mức điểm chênh lệch giữa trường có điểm đầu vào cao nhất và thấp nhất là 35 điểm, thì năm nay còn 31,5 điểm.

Như vậy, kỳ tuyển sinh THPT năm 2013 đã cho thấy sự vươn lên đáng ngạc nhiên của một số trường thuộc vùng ngoại thành, và dần dần cạnh tranh về mặt điểm chuẩn với các trường “top” khu vực nội thành. Chất lượng học sinh dần được cân bằng, cũng thể hiện chất lượng giáo dục đã không còn quá nhiều khoảng cách.

Khánh An