Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc lấy lý do gì phản đối quân đội Nhật 'tháo xiềng xích'?

07:15 | 22/09/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Phản ứng của một số nước trước việc quốc hội Nhật Bản thông qua bản “Dự luật an ninh mới” đang theo những hướng khác nhau. Cả Trung Quốc và Mỹ đều có mối quan tâm tới vấn đề này, nhưng lại ở hai thái cực. Để cung cấp đến độc giả thông tin đa chiều, Báo Năng lượng Mới - PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an.

tuong le van cuong trung quoc lay ly do gi phan doi quan doi nhat thao xieng xich

THẾ GIỚI 24H: Quân đội Nhật Bản được phá bỏ “xiềng xích”

Như vậy từ nay trở đi, quân đội Nhật sẽ không còn bị bó chặt ở trong nước mà còn có thể ra nước ngoài bảo vệ đồng minh và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nữa.

 

 

tuong le van cuong trung quoc lay ly do gi phan doi quan doi nhat thao xieng xich

Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an.

Ngày 19/9 vừa qua, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới. Theo đó, cho phép quân đội nước này được quyền hoạt động bên ngoài lãnh thổ nếu an ninh của các nước đồng minh của Nhật bị đe dọa. Thiếu tướng nhận định về sự kiện này như thế nào?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thực ra, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như một sự việc không có gì quá bất ngờ và lạ lẫm cả bởi những lý do sau:

Thứ nhất, điều kiện thực tế về mọi mặt của Nhật Bản từ sau thế chiến thứ II (1945 – nay) đã có những thay đổi to lớn. Hiện nay, điều kiện để bảo vệ an ninh an toàn cho nước Nhật đã khác xa so với 70 năm trước đây, nó phụ thuộc vào tình hình khu vực cũng như quốc tế. Nhất là các thách thức an ninh mới phi truyền thống mà có thể xuất phát từ Trung Quốc hay Triều Tiên.

Cần nhấn mạnh rằng, điều kiện thay đổi thì đương nhiên chính sách cũng phải thay đổi theo.

Thứ hai, khi dự luật được thông qua sẽ hình thành 3 luồng ý kiến từ dư luận quốc tế: Nhóm nước ủng hộ - các nước đồng minh của Nhật ví dụ như Mỹ; Nhóm nước trung lập; Nhóm nước phản đối – Trung Quốc là một điển hình.

Nhóm dư luận ủng hộ thì cho rằng đó là cần thiết, bởi môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang trở nên ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Triều Tiên thì hay tổ chức bắn tên lửa xuống biển Nhật Bản, Trung Quốc thì đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật về lãnh thổ lãnh hải trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Đây được xem là một bước ngoặt có tính lịch sử trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản kể từ sau năm 1945 đến nay.

tuong le van cuong trung quoc lay ly do gi phan doi quan doi nhat thao xieng xich

Vấn đề Biển Đông sẽ được đặt ở ví trí nào trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ tới đây vẫn  là một dấu hỏi.

Như ông phân tích, dự luật an ninh của Nhật Bản đã làm cho một số nước phản đối, trong đó có Trung Quốc. Xin Thiếu tướng có thể nói rõ hơn về điều này?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Dựa trên cơ sở nghiên cứu của khoa học chính trị và khoa học quan hệ quốc tế, tôi thấy rằng việc Nhật thông qua dự luật an ninh mới là điều hoàn toàn hợp lý, hợp pháp và hợp logic, phản ánh đúng thực tế.

Ngay sau khi dự luật được thông qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã có những phản ứng rất gay gắt.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã hôm 19/9 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng, Nhật Bản đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, đi ngược lại xu thế của thời đại là duy trì hòa bình, phát triển và hợp tác giữa các nước với nhau.

Một thực tế rất nực cười mà Trung Quốc có vẻ cố tình lờ đi những căn cứ pháp lý. Đó là chính Trung Quốc đã và đang là nước có những hành động đe dọa trực tiếp tới việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, nhất là trên Biển Đông.

Vậy Trung Quốc lấy lý do gì mà lại lên án, phản đối Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới này?

tuong le van cuong trung quoc lay ly do gi phan doi quan doi nhat thao xieng xich

Dự luật an ninh mới của Nhật Bản đã được thượng viện nước này thông qua ngày 19/9 cho phép quân đội nước này có quyền tham chiến bên ngoài lãnh thổ của mình.

Thiếu tướng có thể làm rõ hơn những điều mà Trung Quốc đang đe dọa an ninh trên Biển Đông thời gian qua?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Còn nhớ bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 48 diễn ra tại Malaysia hồi đầu tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mạnh miệng tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng, nước này đã ngưng các hoạt động xây dựng và cải tạo đảo nhân tạo trái phép trên một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời lớn tiếng đề nghị các nước trong khu vực cần đẩy mạnh đàm phán để giải quyết các tranh chấp biển đảo.

Thậm chí vị này còn mời cả truyền thông quốc tế có thể đi máy bay ra đó để tận mắt thấy Trung Quốc đã ngừng xây đảo.

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) cũng đã đưa ra những bằng chứng về khả năng Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng thêm một đường băng quân sự trên Biển Đông. 

Qua đây có thể thấy rằng, âm mưu và dã tâm của chính quyền Bắc Kinh trong việc thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông là bất biến, cho dù có được bọc dưới nhiều vỏ bọc khác nhau ở từng thời điểm. Việc xây thêm đường băng quân sự sẽ ngày một củng cố vành đai an toàn mà nước này đang cố tạo dựng trên biển bằng các hành vi ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế.

Trung Quốc vốn nổi tiếng là nước chỉ “hứa hão mà không bao giờ thực hiện”, nhất là vấn đề biển đảo.

Vậy rõ ràng, qua các bằng chứng đó thì Trung Quốc đang thách thức cả Mỹ về vấn đề Biển Đông. Liệu rằng vấn đề này có ảnh hưởng tới mối quan hệ chung giữa Mỹ - Trung Quốc hay không? Vấn đề này có được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng vào ngày 25/9 tới đây không, thưa thiếu tướng?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Cùng là hai nước siêu cường của thế giới ở thời điểm hiện tại, cả Mỹ và Trung Quốc đều có cho mình những lợi ích quốc gia riêng biệt.

Tuy có những quan điểm và cách tiếp cận khác biệt về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, nhưng theo tôi nó sẽ không làm phủ bóng đen lên quan hệ tổng thể giữa hai siêu cường này.

Về nghị trình của ông Tập tới Mỹ sẽ chủ yếu xoay quanh các vấn đề cơ bản như việc Mỹ bị tấn công mạng, Trung Quốc cạnh tranh thương mại không lành mạnh khi cố tình hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp kỷ lục thời gian qua khiến cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rõ rệt…

Còn vấn đề Biển Đông cũng sẽ được hai nhà lãnh đạo đề cập, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải chứ không phải ở vị trí hàng đầu.

Nói về các bước đi vừa qua của Việt Nam về vấn đề khẳng định chủ quyền lãnh thổ, tôi cho đó là cần thiết. Đặc biệt, tại các cuộc gặp cấp cao của Tổng Bí thư với lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản thì vấn đề Biển Đông luôn là ưu tiên hàng đầu.

Thời gian tới, dù như thế nào thì Việt Nam vẫn nên duy trì và kiên định với con đường của mình, lên tiếng để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi chính đáng của mình trước cộng đồng quốc tế!

Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

Bình Minh – Thảo Phượng

Năng lượng Mới