Tư nhân làm nhiệt điện than: Tại sao không?
Đảm bảo đủ điện năm 2019: EVN cần làm gì để vượt qua thách thức? |
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngành Điện đang đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn về việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/năm (theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là 90.000 MW, gấp đôi hiện nay, và đến năm 2030, sẽ tăng lên khoảng 130.000 MW.
Công nhân EVNHANOI kiểm tra chỉ số kỹ thuật trên lưới điện phân phối |
Trong khi đó, thủy điện hiện đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, nhưng tiềm năng đã khai thác gần hết, khó có khả năng phát triển thêm. Các nguồn điện khác thay thế cũng gặp nhiều khó khăn do Việt Nam đã tạm dừng triển khai dự án điện hạt nhân, nhiều dự án nhiệt điện chậm tiến độ, các nguồn năng lượng tái tạo hiện chưa thể phát triển quy mô lớn do chi phí cao, hệ thống truyền tải chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Việc vay vốn nước ngoài để phát triển nguồn điện cũng gặp nhiều khó khăn do vướng các thủ tục về bảo lãnh Chính phủ…
Khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Điện như vậy là vô cùng lớn và nếu không sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là việc triển khai các dự án nhiệt điện than, nguy cơ “vỡ trận” Quy hoạch Điện VII là hiện hữu.
Từ thực tế trên, tại Hội thảo “Cần có cái nhìn đúng về Nhà máy nhiệt điện than”, ông Lê Văn Lực - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng, một trong những việc cần làm là Chính phủ khuyến khích xã hội hóa ngành điện, để có thể thu hút thêm nhà đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện than, gánh vác một phần trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đây có thể được xem là hướng “mở” đối với ngành Điện, đặc biệt trong bối cảnh việc vay vốn nước ngoài để phát triển nguồn điện cũng gặp nhiều khó khăn do vướng các thủ tục về bảo lãnh Chính phủ… Từ thực tế Vingroup với thương hiệu Vinfast, Sungroup với sân bay Vân Đồn, và đặc biệt là Gleximco với nhiệt điện Thăng Long, việc huy động các nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân để “chạy nước rút” các dự án nhiệt điện than rõ ràng là có tính khả thi rất cao. Câu chuyện tại Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long là một ví dụ điển hình.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long nằm trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh do Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long, đơn vị thành viên của Tập đoàn Gleximco, làm chủ đầu tư có công suất thiết kế 2X300MW với 2 Tổ máy. Đây là nhà máy nhiệt điện có công suất 600MW đầu tiên ở Việt Nam do tư nhân đầu tư.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long được áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới với “trái tim” là lò hơi theo thiết kế và công nghệ chế tạo của hãng Alstom (Pháp); hệ thống đo lường và điều khiển của nhà máy được chế tạo và cung cấp từ Yokogawa (Nhật Bản) và một số nước G7. Nhà máy có kết cấu hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, bên dưới mái vòm là khu vực chứa than hàng trăm ngàn tấn, đủ để nhà hoạt động liên tục trong vòng hơn 1 tháng. Nối liền mái vòm là đường băng tải dài hơn 3km chạy thẳng ra cầu cảng vịnh Cửa Lục cùng với tuyến đường bê tông vận chuyển đường bộ (khi băng tải gặp sự cố) chạy song song, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
Theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Gleximco, Nhà máy được xây dựng trong một thời gian kỷ lục (3 năm) và các mốc vận hành thương mại đều sớm hơn từ 2 tuần đến 2 tháng, tiết kiệm nhiều chi phí. Tính đến hết năm 2018, nhà máy đã đóng góp lên lưới điện quốc gia 1,278 tỷ kWh và luỹ kế đến cuối tháng 3/2019 là hơn 2 tỷ kWh.
Về vấn đề môi trường, điểm “nhạy cảm” luôn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, Tập đoàn Gleximco chú trọng trong mỗi công trình công nghiệp của mình là vấn đề môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Hiện tại, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long được sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện, thu giữ bụi để đảm bảo hiệu quả thu bụi từ 90 – 99%. Nhà máy cũng được trong bị hệ thống xử lý các loại nước thải khác nhau, sử dụng công nghệ xử lý nước nhiễm than, nhiễm dầu... Tất cả nước thải công nghiệp được xử lý, nước thải hợp vệ sinh, nước thải dầu mỡ và nước thải nhiễm than phải được thu gom và tái sử dụng (cho các hệ thống dập bụi) trong điều kiện bình thường và không thải ra môi trường. Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép xử thải số 3941/CP-BTNMT ngày 28/12/2018 cho nhà máy.
Phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. |
Đặc biệt, với khói thải, nồng độ SO2 được kiểm soát khi đốt đá vôi trong lò hơi CFB (<340 mg>
Vấn đề được người dân sở tại và cơ quan chức năng quan tâm là việc xử lý tro xỉ thải. Tập đoàn Gleximco đã đầu tư hơn 6 triệu USD, áp dụng công nghệ hiện đại trong vận chuyển tro xỉ, cho phép vận chuyển xỉ trong nhà máy ra bãi xỉ thải bằng hệ thống băng tải ống kín để tránh phát tán bụi ra môi trường do được thiết kế dập bụi trong quá trình vận chuyển tro bằng nước.
Ngoài ra, lòng hồ xỉ được trải hệ thống vải địa kỹ thuật, kèm theo hệ thống thu gom nước mưa để đưa nước mưa từ bãi thải về xử lý. Bãi thải xỉ của nhà máy rộng khoảng 57 ha, sức chứa 4,32 triệu m3. Nước thải trong bãi được thu gom, đưa về hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đến nay, bãi thải xỉ đã được hoàn thiện một phần với diện tích 27ha và đã đưa vào sử dụng.
Tại biên bản làm việc giữa Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Quảng Ninh), qua khảo sát thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an huyện Hoành Bồ và Công an xã Lê Lợi đã đưa kiến nghị: Quá trình hoạt động thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Rõ ràng, nếu có được sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là những tập đoàn kinh tế tế đã có bề dày hoạt động trong lĩnh vực năng lượng như Gleximco, vào việc triển khai, phát triển các dự án năng lượng nói chung và nhiệt điện than nói chung, áp lực về nhu cầu vốn để thực hiện các dự án nguồn điện theo Quy hoạch sẽ được giảm bớt, các dự án theo . Những lo ngại về vấn đề môi trường hoàn toàn có thể bị đẩy lùi bởi dù có là khu vực kinh tế nhà nước hay tư nhân thì đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Trong những năm qua, để hoàn thành mục tiêu “điện đi trước một bước”, tạo nền tảng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển các dự án nguồn điện. Vậy cớ tại sao, trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện sau năm 2022 đang hiện hữu, chúng ta không giao thêm một số dự án nguồn điện cho khu vực kinh tế tư nhân triển khai thực hiện khi mà thực tế đã chứng minh, một số tập đoàn kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể tham gia và thực hiện thành công các dự án công nghiệp trọng điểm của đất nước!
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, cả nước sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than. Dự kiến giai đoạn 2018 - 2022, tổng công suất các nguồn điện đưa vào vận hành là 34.864MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 26.000MW. Nhưng, thực tế tới nay, theo thống kê của ngành điện, mới chỉ có 7 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 7.860MW được khởi công và đang triển khai xây dựng, tức còn thiếu hơn 18.000MW theo yêu cầu cho giai đoạn 2018 - 2022. |
Giữ niềm tin người lao động tại NMNĐ Thái Bình 2 | |
Phát triển nhiệt điện than là xu thế tất yếu | |
Nhiệt điện Thái Bình 2: Chờ ngày hoàn thiện đầu tư | |
Thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 là ích nước, lợi dân |
Thanh Ngọc
-
Vận hành tin cậy các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo điện trong mùa khô 2024
-
[Video] Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 - Tiền đề cho triển khai các dự án điện than của Petrovietnam
-
TKV làm việc cùng các hộ tiêu thụ than lớn khu vực miền Bắc
-
Công tác bảo vệ môi trường tại EVNGENCO1
-
WB bị kiện vì tài trợ nhiệt điện than
-
Giá vàng hôm nay (24/10): Thị trường thế giới giảm trước áp lực chốt lời
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc