Trung Quốc lần đầu nhập gạo Ấn Độ sau 30 năm
Nông dân Ấn Độ thu hoạch lúa. Ảnh: Prashanth Vishwanathan/Bloomberg |
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo số một thế giới, trong khi Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Hàng năm, Bắc Kinh mua khoảng 4 triệu tấn tuy rằng luôn tránh mua từ Ấn Độ vì vấn đề chất lượng.
"Lần đầu tiên Trung Quốc mua gạo của chúng tôi. Họ có thể tăng lượng mua vào năm tới sau khi thấy chất lượng của vụ mùa tại Ấn Độ", B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, chia sẻ với Reuters hôm 2/12 vừa qua.
Theo nguồn tin, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo tấm cho các chuyến hàng vào tháng 12 với giá khoảng 300 USD/tấn theo phương thức giao hàng tự do (FOB), các quan chức ngành cho biết.
Mặc dù tâm trạng công chúng ở Ấn Độ là chống Trung Quốc, nước này vẫn tương tác với các doanh nghiệp Ấn Độ.
Động thái này được đưa ra ngay sau khi căng thẳng chính trị về việc tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya đã "châm ngòi" cho cuộc đụng độ khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Ấn Độ kể từ đó đã thắt chặt các quy tắc đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc và cấm hàng chục ứng dụng di động của Trung Quốc, bao gồm cả từ các gã khổng lồ công nghệ Tencent, Alibaba và ByteDance.
Phía Ấn Độ cho biết, nguyên nhân Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu là các nước cung ứng gạo truyền thống của Trung Quốc như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Pakistan năm nay đều hạn chế xuất khẩu và báo giá cao hơn gạo Ấn 30 USD/tấn.
Thái Lan - nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và là nhà cung cấp chính cho Trung Quốc - đã phải chịu một đợt hạn hán trong năm nay, ảnh hưởng đến vụ lúa. Các lô hàng của họ vào năm 2020 có thể giảm xuống còn 6,5 triệu tấn, thấp nhất trong 20 năm.
"Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đang gặp khó khăn do nguồn cung hạn chế", ông Himanshu Agarwal - Giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ - cho biết, Trung Quốc cuối cùng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua gạo từ Ấn Độ.
"Do cả ba quốc gia sản xuất lúa lớn ở Đông Nam Á năm nay đều gặp những vấn đề khác nhau, gây ra hệ quả là nguồn cung bị hạn chế. Và Trung Quốc cuối cùng không còn lựa chọn nào khác nên buộc phải tìm đến Ấn Độ. Tôi không biết việc này sẽ kéo dài trong bao lâu nhưng ít nhất, hoạt động mua bán đã khởi động", ông nói thêm.
Theo Dân trí
Vũ khí biến đổi thời tiết của Trung Quốc được tăng tốc |
Trung Quốc đặt điều kiện mở lại lãnh sự quán Mỹ |
-
Dự đoán hoạt động lọc dầu của Trung Quốc trong phần còn lại của năm 2024
-
Tin Thị trường: Một loạt những yếu tố có thể tác động tới giá dầu thế giới
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024