Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trung Quốc, Iran làm giá dầu giảm kỷ lục

15:33 | 13/01/2016

1,998 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá dầu mỏ thế thế hôm qua đã giảm còn chưa đầy 30 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 12 năm qua. “Sức khỏe” của kinh tế Trung Quốc và tin về Iran trở lại thị trường dầu mỏ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
tin nhap 20160113153058
Một bảng niêm yết giá dầu tại Nga

Giá dầu sắp xuống tới đáy

Giá dầu thô thế giới trong ngày hôm qua đã có lúc giảm xuống 29,93 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2003.

Tính đến lúc đóng cửa các thị trường giao dịch, giá dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 2/2016 giảm 97 cent, tương đương 3,1%, xuống 30,44 USD/thùng. Còn giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 2/2016 giảm 69 cent, tương đương 2,2%, xuống 30,86 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 5/4/2004. Như vậy, tính từ mức đỉnh 108 USD/thùng thiết lập vào tháng 6/2014 đến nay giá dầu đã giảm 72%.

Nguyên nhân của lần tụt giảm này theo đánh giá của Blomberg là do 5 yếu tố. Trong đó 2 nguyên nhân chính là do Trung Quốc và Iran.

Những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc không chỉ nằm ở thị trường chứng khoán. Nếu kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm hơn so với những gì các nhà đầu tư nghĩ thì điều đó có nghĩa là họ cũng sẽ cần ít dầu mỏ hơn. Đây là suy nghĩ cực kỳ đáng lo ngại với những ai đang hy vọng thị trường dầu mỏ sẽ sớm hồi phục trở lại.

Trong khi nhu cầu mua giảm thì Iran đang góp phần khiến tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường dầu mỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Quốc gia này đang trong tiến trình thực hiện nghĩ vụ của mình để được giảm các đòn trừng phạt trong thỏa thuận với phương Tây. Chính vì vậy rất có thể Iran sẽ quay trở lại thị trường sớm hơn vào tháng 4 tới. Đến nay, sản lượng dầu mỏ của Iran có bao nhiêu và họ có thể cung cấp ra thị trường số lượng như thế nào vẫn là một bí ẩn lớn. Tuy nhiên, dường như nước này sẽ không có ý định rút lui dù giá dầu tiếp tục lao dốc.

Ngoài ra còn 3 nguyên nhân khác được Blomberg kể ra gồm sự hỗn loạn của OPEC, đồng USD tăng giá và Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ. Trước tình hình này, ngày hôm qua, một tập đoàn thương mại trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ cho biết giá dầu thấp đang làm giảm đầu tư vào những cơ sở sản xuất, và cuối cùng sẽ hạn chế sản lượng dầu.

Trong một báo cáo được công bố hôm 12/1, các chuyên gia của chính phủ Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ giảm đi gần 700.000 thùng mỗi ngày trong năm nay, là mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2008.

Giá dầu giảm cũng kéo theo giá vàng và chứng khoán thế giới lao theo. Trong phiên hôm qua, có lúc giá vàng từ 1.098 USD/ounce giảm xuống còn 1.085 USD/ounce. Đến thời điểm đóng cửa, giá vàng tăng nhẹ và chốt ở mức 1.086 USD/ounce, giảm 8 USD so với phiên liền trước. Đà giảm của giá vàng tiếp diễn trên thị trường châu Á sáng nay 13/1, khi mất thêm 2 USD về mức 1.084 USD/ounce, theo bảng giao dịch điện tử Kitco lúc 9 giờ 30 phút sáng nay.

Sẽ xuống tới 20USD/thùng?

Trong lịch sử, OPEC từng cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Nhưng nay do Arập Xê út, thành viên mạnh nhất của nhóm dẫn dắt nên OPEC đã kiên quyết từ chối giảm sản lượng lần này do căng thẳng với Iran về việc Ryad xử tử giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr.

OPEC đang hy vọng rằng việc từ chối cắt giảm sản lượng sẽ giúp các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ phá sản với niềm tin rằng họ sẽ trở thành nạn nhân bởi việc giá dầu thấp trong khi thành viên OPEC có thể trụ được với giá hiện nay.

Goldman Sachs cảnh báo rằng giá dầu có thể xuống tới mức 20 USD một thùng, nhưng hầu hết các nhà phân tích đang trông đợi giá ổn định trong nửa cuối của năm 2016.

G.K

Theo AFP. AP, Reuters, CNN