Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trung Quốc cải cách chính sách bán khí đốt

10:00 | 28/07/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo các quan chức và nhà phân tích, Trung Quốc sẽ cải cách chính sách bán khí đốt, tạo điều kiện cho những nhà phân phối khí đốt tại đô thị nâng giá bán khí đốt dân dụng, giúp gia tăng lợi nhuận và cải thiện tình hình thua lỗ trong mảng cung cấp khí đốt cho các hộ gia đình sau nhiều năm.
Trung Quốc cải cách chính sách bán khí đốt

Các quan chức nói với Reuters, kế hoạch này cho phép nhà phân phối điều chỉnh giá bán lẻ khí đốt dân dụng 2 lần trong một năm, sao cho phù hợp với chi phí nhập hàng. Như vậy, những công ty như ENN Energy Holdings, China Gas Holdings và China Resources Gas sẽ thu về được hàng tỷ USD doanh thu.

Chính sách nâng giá khí đốt phân phối cho hộ gia đình - với mức gia tăng có thể lên đến 20% tại một số thành phố nhất định, sẽ làm giảm gánh nặng mà nhiều nhà phân phối đã phải trải qua vào năm 2022. Khi đó, tình hình tiêu thụ khí đốt tại Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm đầu tiên sau 2 thập kỷ, vì dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Chưa kể, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) suy giảm do giá toàn cầu tăng cao.

Kết quả, những nhà phân phối khí đốt trong khu vực như Shanghai Gas, Chongqing Gas và Changchun Gas, cùng với nhiều công ty khí đốt khác, đã ghi nhận lợi nhuận giảm hoặc lỗ trong năm 2022. Doanh thu của họ không thể bù đắp vào chi phí nhập hàng. Trong khi đó, mảng hộ gia đình chiếm hơn 20% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Trung Quốc.

Hệ thống định giá theo thị trường mới cũng sẽ khuyến khích các nhà phân phối như ENN và China Gas xem xét nhập khẩu LNG trong quá trình mở rộng kinh doanh khí đốt ra toàn cầu.

Ông Tan Yuwei - tổng quản lý đầu tư của China Gas Holdings, cho biết: “Chính sách này sẽ đóng góp lợi ích cho toàn bộ lĩnh vực phân phối khí đốt và khôi phục khả năng sinh lời của những công ty cung cấp tiện ích”.

Công ty tư nhân China Gas Holdings là một trong những nhà phân phối khí đốt lớn nhất Trung Quốc, với khách hàng hộ gia đình chiếm đến 36% doanh số bán khí đốt. Theo dự kiến của ông Tan Yuwei, đợt tăng giá thứ nhất trong năm nay sẽ tạo ra 3,2 tỷ nhân dân tệ (444 triệu USD) lợi nhuận gộp.

Trung Quốc cải cách chính sách bán khí đốt
Biểu đồ giá khí đốt tại Trung Quốc

Một nhà phân phối lớn thứ hai ước tính, chính sách này sẽ nâng tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp lên hơn 10%. Theo dự đoán của họ, lợi nhuận sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2024, một khi nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi.

Ngay sau khi chính sách này được công bố, xu hướng giá của cổ phiếu trong lĩnh vực phân phối khí đốt đã nhanh chóng đảo ngược. Nhưng các công ty vẫn đang đối mặt với tình trạng nhu cầu công nghiệp kém và nền kinh tế trong nước khó khăn.

Theo những quan chức hiểu rõ vấn đề nói với Reuters, vào tháng 3/2023, Hiệp hội Khí đốt Trung Quốc đã vận động hành lang để kêu gọi cải cách, vì lý do tổn thất nặng nề trong mảng cung cấp tiện ích sẽ gây nên nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Do đó, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã công bố chính sách này vào tháng trước.

Kể từ đó, hơn 30 thành phố - bao gồm Thanh Đảo và Nam Kinh ở miền đông, Thạch Giang Trang ở miền bắc và Lan Châu ở phía tây bắc, cũng như tỉnh Hồ Bắc, Quý Châu và Thiểm Tây, đã nâng biểu giá khí đốt cho khách hàng dân cư khoảng 6 - 20%, theo chính quyền địa phương và những công ty phân phối.

Các quan chức cho biết, mức tăng sẽ gây không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu của các hộ gia đình, vì hóa đơn hàng năm sẽ tăng tối đa 100 nhân dân tệ (13,88 USD) sau mỗi đợt điều chỉnh, đối với một hộ gia đình tiêu thụ 200 m3 khí đốt/năm cho hoạt động bếp núc và máy nước nóng.

Cũng theo giới quan chức, quyết định tăng giá sẽ được đưa ra từ từ để làm giảm thiểu khó khăn cho những hộ gia đình nghèo hơn. Chính quyền địa phương sẽ được phép quyết định thời điểm thực hiện và trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cho phép doanh nghiệp tự do định giá khí đốt tự nhiên đối với khách hàng công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, chính phủ vẫn kiểm soát chặt chẽ biểu giá hộ gia đình để tránh phản ứng dữ dội từ phía người tiêu dùng.

Thế nhưng, điều này khiến một số hộ gia đình (ví dụ như những cộng đồng nông thôn ở phía bắc tỉnh Hà Bắc) không có đủ khí đốt để sử dụng trong mùa đông năm 2022 - 2023, vì các nhà phân phối đã thu hẹp nguồn cung trong bối cảnh chi phí nhập hàng tăng cao.

Chính sách mới sẽ thu hẹp khoảng cách giá giữa đối tượng công nghiệp và hộ gia đình, với mức thu hẹp là 0,50 - 0,60 nhân dân tệ/m3 khí đốt. Hiện nay, ngành công nghiệp chiếm 40% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Trung Quốc.

Theo các quan chức, thu hẹp khoảng cách giá đồng nghĩa với việc chi phí nhiên liệu sẽ được phân bổ đồng đều hơn, giúp thúc đẩy hoạt động mua khí đốt từ thị trường toàn cầu.

Ông Yi Cui - nhà phân tích của công ty tư vấn Rystad Energy, cho biết: “Cải cách chính sách sẽ giúp giá khí đốt hạ nguồn ở Trung Quốc trở nên hợp lý hơn, khuyến khích các công ty khí đốt đô thị đẩy mạnh nhập hàng”.

TotalEnergies bắt đầu triển khai siêu dự án khí đốt ở UgandaTotalEnergies bắt đầu triển khai siêu dự án khí đốt ở Uganda
Cameroon: Chính phủ và doanh nghiệp “mâu thuẫn sâu sắc” vì giá khí đốtCameroon: Chính phủ và doanh nghiệp “mâu thuẫn sâu sắc” vì giá khí đốt
Giá khí đốt tại châu Âu kéo dài đà tăng khi thị trường thắt chặt nguồn cungGiá khí đốt tại châu Âu kéo dài đà tăng khi thị trường thắt chặt nguồn cung

Ngọc Duyên

AFP