Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hà Nội:

Triệt phá đường dây rửa tiền xuyên quốc gia

22:14 | 05/01/2016

1,774 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 5/1, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội, ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng về hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.
ha noi boc do duong day rua tien xuyen quoc giaAn ninh Nga bất ngờ đột kích 4 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ
ha noi boc do duong day rua tien xuyen quoc giaNghi vấn về một vụ 'rửa tiền' núp bóng 'đơn tố cáo'
ha noi boc do duong day rua tien xuyen quoc giaSiêu mẫu nổi tiếng ngồi tù vì rửa tiền nửa triệu đô

Các đối tượng bị khởi tố là Lê Thị Huyền Trang (34 tuổi, ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội); Hồ Ngọc Dương (42 tuổi, ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội); Nguyễn Hồng Hải (44 tuổi, ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội); Nguyễn Đình Việt Anh (24 tuổi, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) và một người nước ngoài tên là Lin Ren Feng.

ha noi boc do duong day rua tien xuyen quoc gia
Lê Thị Huyền Trang tại cơ quan công an.

Ngày 16/11/2015, cơ quan cảnh sát điều tra nhận được tin tố giác tội phạm từ Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội về việc, phát hiện một khách hàng có dấu hiệu sử dụng chứng minh thư nhân dân giả để rút tiền tại ngân hàng.

Vào cuộc điều tra, cảnh sát làm rõ đối tượng sử dụng chứng minh thư nhân dân giả để rút tiền là Hoàng Anh Quang (24 tuổi, ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ngay sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục nhận được đơn trình báo của chị Nguyễn Thị T. (ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về việc bị một số đối tượng dùng số điện thoại lạ gọi điện, giả danh là công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản số tiền 700 triệu đồng.

Từ lời khai của Hoàng Anh Quang, cảnh sát làm rõ đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do Lê Thị Huyền Trang cầm đầu. Cụ thể, đầu năm 2000, Lê Thị Huyền Trang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan và có quen một đối tượng tên Trấn. Sau khi về nước, Trang và Trấn vẫn thường xuyên liên lạc qua mạng internet. Trấn đã rủ Trang tham gia đường dây rửa tiền. Trang đã đồng ý và rủ thêm Hồ Ngọc Dương, Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Đình Việt Anh cùng tham gia.

Theo kế hoạch, các đối tượng đã làm 3 chứng minh thư nhân dân giả dán ảnh của Hoàng Anh Quang, sau đó nhờ thanh niên này đi mở tài khoản tại các ngân hàng khác nhau để rút tiền. Mỗi lần rút tiền thành công, Quang sẽ nhận được 1% tổng số tiền rút được. Với cách thức này, từ ngày 9/11/2015, Trấn đã chuyển hơn hai tỉ đồng về Việt Nam. Sau khi Quang rút được tiền, Lê Thị Huyền Trang giữ lại 23% tổng số tiền rút được để chia nhau theo tỷ lệ đã thỏa thuận trước đó, số tiền còn lại được Trấn chỉ đạo chuyển cho một đối tượng tên Lin Ren Feng.

Lần thứ năm Quang rút bảy trăm triệu đồng tại Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội thì bị công an bắt giữ.

Điều 251 Bộ Luật hình sự quy định về tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

a) Có tổ chức

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

c) Phạm tội nhiều lần

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Quang Dương