Triển khai nhiều biện pháp bình ổn thị trường xăng dầu
Theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu trên thế giới tăng cao, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại thị trường trong nước là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xăng dầu tăng giá. Để bình ổn thị trường này, các cơ quan chức năng đang đồng loạt triển khai nhiều giải pháp.
Nhằm bình ổn thị trường xăng dầu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, sẽ tập trung 3 nhóm giải pháp: đảm bảo nguồn cung; kiểm tra, kiểm soát thị trường và điều hành giá. Đối với các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu các nhà máy này vận hành công suất tối đa có thể.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết: "Nhà máy Nghi Sơn sẽ phải sớm khắc phục sự cố về tài chính. Việc này Bộ Công thương đã làm việc với PVN, Uỷ ban Quản lý vốn và phần nào thu xếp được. Bộ cũng đã chỉ đạo và làm việc rất cụ thể với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đã tính phần thiếu hụt từ Nghi Sơn, để chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phần thiếu hụt đó, đảm bảo nguồn cung liên tục, không gián đoạn.
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp cũng khẳng định sẽ nỗ lực bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trong mọi tình huống.
Ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn, nói: "Thời gian qua, chúng tôi cũng đã tăng sản xuất từ 100%, lên 103%, hiện nay là 105%. Đặc biệt, trong việc bán hàng, chúng tôi không những đảm bảo cam kết với khách hàng mà chúng tôi còn bán tăng thêm 10-15% cho các đầu mối bằng hàng tồn kho của chúng tôi từ trước".
Trước đề xuất rút ngắn thời gian điều hành xuống còn 5 ngày hoặc ít hơn, đại diện Bộ Tài chính khẳng định, chu kỳ 10 ngày như hiện nay là hợp lý.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, nhận định: "Thứ nhất là liên quan đến tập quán mua bán của các tư nhân xăng dầu đầu mối, bình quân giao hàng tính giá của họ là xung quanh 10 ngày. Thứ hai nữa, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cũng cần thời gian cập nhật thông tin để điều hành cho phù hợp. Thứ ba, chúng ta cũng phải thực hiện bình ổn giá cho người tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng sản xuất có ảnh hưởng từ giá xăng dầu".
Trước nghi vấn về việc một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu cố tình thông báo đóng cửa, ngừng bán xăng để găm hàng trục lợi, Bộ Công Thương đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, trong tháng 2 sẽ kiểm tra toàn bộ doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc chấp hành pháp luật kinh doanh xăng dầu.
Theo khảo sát của phóng viên ngày 12/2, không còn hiện tượng tạm ngưng, dựng rào trước các cây xăng ở Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng như 1 vài ngày trước đó.
Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang cho biết đang tiếp tục xác minh làm rõ nguồn gốc các bồn chứa nhiên liệu tại một cửa hàng xăng dầu ở huyện Châu Thành A.
Trước đó, liên tiếp nhiều ngày qua, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương: An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ... đã tổ chức các đoàn kiểm tra nhiều cửa hàng xăng dầu nghi ngờ có dấu hiệu găm hàng, chờ tăng giá.
Theo VTV
Lạng Sơn: Giám sát toàn bộ cây xăng, chưa phát hiện vi phạm |
Phát hiện nhiều cây xăng “găm” hàng không bán |
Cửa hàng xăng dầu ở Thái Nguyên tự ý ngừng bán trước kỳ điều chỉnh giá |
-
Giá dầu hôm nay (26/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Giá dầu hôm nay (25/11): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên
-
[Video] VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên
-
[PetroTimesTV] “Một đội ngũ – Một mục tiêu” vì ngọn lửa Petrovietnam luôn rực sáng
-
[PetroTimesTV] Chi bộ Cơ quan Công đoàn Dầu khí Việt Nam kết nạp đảng viên mới
-
[VIDEO] Quốc hội nhất trí áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón
-
[PetroTimesTV] Áp thuế GTGT phân bón 5% - Góc nhìn chuyên gia
-
[PetroTimesTV] Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%