Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng: Một được, mười ngờ?

08:48 | 07/09/2018

340 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng ở các trường THPT đang từng bước được thực hiện tại TP HCM với mục đích để các trường chủ động hơn trong việc tổ chức nhân sự. "Một được" này đang kéo theo rất nhiều nghi ngờ, lo ngại.

Theo thông tin từ Sở, năm học 2018-2019, Sở sẽ phân cấp trách nhiệm tuyển dụng giáo viên (GV), nhân viên cho hai trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân sự. Lộ trình này sẽ tiếp tục được thực hiện để tiến tới, sau năm 2020, 100% các trường THPT sẽ tự chủ về nhân sự.

Một được, mười ngờ

Ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM đánh giá, đây là chủ trương hợp lý vì các trường là đơn vị trực tiếp sử dụng người lao động, họ sẽ biết cần GV có năng lực như thế nào là phù hợp.

trao quyen tuyen dung cho hieu truong mot duoc muoi ngo
Giáo viên tham gia tuyển dụng viên chức vào ngành Giáo dục TPHCM năm 2018.

Việc trao quyền tự chủ nhân sự cho trường học là chủ trương được khuyến khích để nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng ở các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, rất nhiều nghi ngại xoay quanh vấn đề này.

Một GV dạy THPT tại TP HCM cho rằng, một hiệu trưởng giỏi không phải là người tuyển được người giỏi mà là người biết phát huy năng lực của GV, của những người xung quanh. Chủ trương giao cho hiệu trưởng có thể đang bị nhầm lẫn rằng giao cho hiệu trưởng thì sẽ tuyển được người giỏi, người tài nhưng chưa hẳn đã là vậy.

Ngoài năng lực chuyên môn, việc tuyển dụng công tâm không hề dễ dàng khi quyền lực dồn vào tay một người. Không ít vụ lùm xùm liên quan đến "quyền lực" của người quản lý trong trường học làm mọi người càng nghi ngờ, mất niềm tin trước chủ trương trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng, nhà trường.

Tình trạng GV bỏ tiền chạy việc, thậm chí đổi tình lấy việc đã được đề cập rất nhiều. Thế nên nhiều người lo ngại, khi "qua tay" một người là hiệu trưởng thì tình trạng "mua chỗ" có thể càng nặng hơn do một cơ quan, phòng ban quản lý. Chưa kể đến việc tuyển dụng bằng mối quan hệ có thể dẫn đến tình trạng "ém" người nhà trong trường khi hiệu trưởng nằm quyền tuyển dụng.

Cách đây không lâu, hàng loạt sai phạm trong một ngôi trường THPT ở Hóc Môn, TP HCM được phanh phui, ai cũng phải “ớn” về sự chuyên quyền của hiệu trưởng.

Bà hiệu trưởng trường này không “ưng” ai thì thản nhiên “loại” GV ra ngoài, không xếp lớp cho giáo viên rồi ký hợp đồng đưa GV bên ngoài vào dạy thế chỗ. Trong khi đó, GV không hề được thông báo, không nhận được quyết định nghỉ việc nào. Một số GV khác bị ép làm kiêm thêm công việc của giám thị mà không hề được xem xét nguyện vọng.

Chạy việc, tình trạng trù dập, loại người giỏi, bóp nghẹt tiếng nói dân chủ.. sự lộng hành của một số quản lý trường học đang tồn tại. Mà giờ họ nắm luôn cả quyền "sát sinh" về mặt nhân sự có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Sở GD-ĐT TP HCM sẽ giảm sát

Tính từ năm 2016 đến nay, TP HCM đã có 14 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường chuyên biệt, trường mầm non trực thuộc được phân cấp tuyển dụng.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM đánh giá, các đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao một cách hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu.

trao quyen tuyen dung cho hieu truong mot duoc muoi ngo
Giáo viên ở bậc THPT sẽ trực tiếp do hiệu trưởng tuyển chọn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các đơn vị cũng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi.

Theo TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, việc đưa về cho nhà trường tuyển dụng GV cần phải có cơ chế quản lý rõ ràng, có trách nhiệm ràng buộc cụ thể để tránh việc tuyển dụng theo kiểu "nhất quan hệ".

Bên cạnh đó, việc đánh giá, phân loại, xếp loại GV đủ năng lực hay không cũng không thể chỉ dựa vào điểm số học sinh, các buổi tham gia tập huấn, trình độ của GV mà phải có cơ chế đánh giá đi kèm phù hợp hơn.

Ông Nguyễn Huỳnh Long khẳng định tuy phân cấp, giao quyền nhưng Sở GD-ĐT TP HCM không giao khoán mà sẽ tăng cường giám sát để xử lý và hỗ trợ kịp thời. Đồng thời để đảm bảo tính chính xác, công khai và minh bạch, Sở sẽ thẩm định hồ sơ của tất cả các ứng viên trúng tuyển trước khi trường ký hợp đồng chính thức.

Ngoài ra, Sở sẽ tập huấn và làm công tác tư tưởng với hiệu trưởng quyết liệt, để hiệu trưởng hiểu rằng phải đặt quyền lợi của nhà trường lên trên hết. Vì quan hệ mà tuyển nhân sự không phù hợp thì hiệu trưởng sẽ là người chịu hậu quả và trách nhiệm đầu tiên.

trao quyen tuyen dung cho hieu truong mot duoc muoi ngoĐà Nẵng: Lần đầu giáo viên được tự chọn trường công tác
trao quyen tuyen dung cho hieu truong mot duoc muoi ngoTP HCM: Hiệu trưởng nắm quyền tuyển dụng giáo viên
trao quyen tuyen dung cho hieu truong mot duoc muoi ngoTP HCM: Quận 1 tuyển 240 giáo viên và viên chức văn phòng

Dân trí