Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 8)

12:30 | 27/02/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngô Đình Diệm và vợ chồng Nhu được thoát chết một lần, nhưng vẫn tỏ ra kiêu căng. Lệ Xuân lớn tiếng mạt sát đám tướng, tá, tổng, bộ trưởng hèn nhát đã lánh mặt trong ngày 11.11.1960, đến khi bình yên mới thò mặt ra ca bài “trung thành” với Ngô Đình Diệm.
tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 4)
tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 3)
tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 2)
tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 1)

Dinh Độc Lập ăn bom ngày 27.2.1962

Vợ chồng Nhu còn loại một số tướng tá ra khỏi các chức vụ quan trọng vì tình nghi họ có âm mưu đảo chánh song chưa lộ mặt do Mỹ chưa bật đèn xanh. Đây chỉ là cú thăm dò xem phản ứng của các giới quân sự cũng như dân sự ra sao.

Tới ngày 27.2.1962 thì phe dân sự đảng phái đối lập với Ngô Đình Diệm đã móc nối được với hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử là con trai Nguyễn Văn Lực và chính Nguyễn Văn Lực (một đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng kỳ cựu từ Bắc di cư vào Nam) đã xếp đặt cho con móc nối với Phạm Phú Quốc, nhằm thực hiện cuộc oanh kích dinh Độc Lập, giết vợ chồng Nhu.

Kế hoạch xếp đặt xong xuôi, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc nhân sáng ngày 27.2.1962 được lệnh lái phi cơ AD-6 đi hành quân ở Vùng 4 (miền Tây), nhưng khi vừa rời khỏi phi trường Biên Hòa, hai người đã đổi hướng, bay về Sài Gòn.

7 giờ 15 phút, vợ chồng Nhu còn đang say giấc trong phòng thì hai trái bom đã trút xuống đúng căn lầu phía trái dinh, nơi gia đình Nhu đang ở. Tiếng nổ dữ dội làm cho Lệ Xuân choàng tỉnh, mặc áo ngủ chạy vội ra hành lang. Hai chiếc AD-6 quanh lại bắn đại liên và rốc-két xuống dinh Độc Lập làm cho Lệ Xuân bị thương ở mặt, một binh sĩ cận vệ, một chị hầu phòng bị chết. Trận oanh kích làm dinh Độc Lập bị sụp hẳn căn lầu vợ chồng Nhu đang ở và làm thiệt hại văn phòng của Bộ trưởng Phủ Tổng thống lúc đó là Nguyễn Đình Thuần.

Sau 10 phút tấn công, hai chiếc AD-6 nhằm hướng Nhà Bè trực chỉ. Nhưng lúc 7 giờ 35, cao xạ phòng không của hải quân bắn lên khiến cho máy bay của Phạm Phúc Quốc bị trúng đạn, phải đáp xuống sông Nhà Bè và Quốc bị bắt. Còn Nguyễn Văn Cử bay thoát được sang Cao Miên xin tỵ nạn.

Sau vụ oanh kích này, Lệ Xuân bị thương ở mặt do một mảnh bom nhỏ ghim vào, phải sang Nhật Bản điều trị, sửa sang lại dung nhan. Có thể nói vợ chồng Nhu thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, vì nếu trái bom rơi trúng phòng Lệ Xuân, thì coi như đống gạch vụn của dinh Độc Lập sẽ vùi xác bà ta trong đó, nhưng trái bom lại rơi trúng phòng Nguyễn Đình Thuần. Nhiều người ghét Lệ Xuân rỉ tai nhau là vợ chồng bà ta bị chết đứa con gái út. Nhưng một vệ sĩ của Lệ Xuân hiện còn ở Việt Nam cho tôi biết là không có chuyện đó. Anh ta nói hôm bom nổ, cả gia đình họ Ngô có mặt đầy đủ trong dinh: Diệm, Thục, hai vợ chồng Nhu và 4 đứa con (Lệ Thủy, Đình Trác, Đình Quỳnh, Lệ Quyên). Nay Lệ Quyên sống với Trác, Quỳnh, Quyên ở ngoại quốc, còn Lệ Thủy đã chết ở Pháp.

tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8
Dinh Độc Lập những năm 1960

Bị chết hụt, Nhu và Lệ Xuân căm đám chủ mưu vụ ném bom nên ra lệnh cho Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An Ninh Quân đội, phải bắn hết những ai có dinh líu với Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Còn bên mật vụ, Nhu ra lệnh bắt những kẻ có quan hệ đảng phái với Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Tiếu…

Theo báo cáo của An ninh Quân đội trình Nhu, thì vụ oanh kích dinh Độc Lập được diễn tiến như sau:

Trung úy phi công Nguyễn Văn Cử lái chiếc AD-6 là con của Nguyễn Văn Lực (Việt Nam Quốc dân đảng) gốc người miền Bắc, tháng 1.1962 đã bị Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn bắt, sau đó Trần Kim Tuyến can thiệt thả ra cùng với Nguyễn Xuân Tiếu (Việt Nam Quốc dân đảng), và anh ruột của Cử là trung úy Nguyễn Văn Đính, sĩ quan không quân ở Tân Sơn Nhất, phụ trách về viễn thông.

Còn trung úy phi công Phạm Phú Quốc cũng lái AD-6, cả hai đều ở trong một phi đội đóng ở Biên Hòa, nên đã móc nối với nhau và bàn định nếu bữa nào hai người cùng đi hành quân phi vụ thì sẽ thực hiện việc giết vợ chồng Nhu và sáng ngày 17.2.1962 cơ may đã đến, họ được đi hành quân sớm và đã thực hiện mưu định của mình.

Trung úy Nguyễn Văn Đính có nhiệm vụ giữ liên lạc giữa Bộ chỉ huy đảo chánh với hai phi công Cử và Quốc. Nếu nhiệm vụ hoàn tất, nghĩa là dinh Độc Lập bị san bằng, Ngô Đình Diệm - Nhu và Lệ Xuân bị chết hết thì ở ngoài, Nguyễn Xuân Tiếu (lãnh tụ Đại Việt) sẽ hô hào dân chúng biểu tình ăn mừng đảo chánh thành công. Nhưng, kế hoạch không thành, Quốc bị bắn rơi và bị bắt, Đính cũng bị bắt, cò Lực phải chạy lên Biên Hòa ẩn trong một ngôi chùa, xuống tóc giả dạng làm thầy tu.

Nhu và Lệ Xuân giận sôi lên, gọi Trần Kim Tuyến vào hỏi: Vụ này nghe như ông biết trước phải không? Tuyến nghe vậy lạnh cả người và trả lời: Tôi không hay biết gì cả, vụ này có thể là do nổi máu giang hồ đột xuất và hai phi công tự thực hiện thôi. Nhưng Nhu gằn giọng nhắc lại chuyện cũ và nói: “Trước đây mới một tháng thôi, chính bác sĩ đích thân can thiệp thả hai ông Lực và Tiếu mà”. Tuyến nhận là có can thiệp xin Tổng thống thả hai ông này, nhưng không ngờ ra tù lại thâm thù chế độ và người con đã thực hiện kế hoạch trên.

Sau vụ đó, coi như Tuyến bị thất sủng và bị canh chừng. Ngoài ra, Nhu còn cách chức đại tá Nguyễn Xuân Vinh tư lệnh không quân, dù lúc Quốc - Cử dội bom dinh Độc Lập thì Nguyễn Xuân Vinh đang công du Đài Loan. Sau đó Nguyễn Xuân Vinh đi Mỹ du học và trở thành người Việt Nam đầu tiên có chân trong NASA (cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ).

Mưu sát Diệm - Nhu - Lệ Xuân

Sau vụ đảo chánh 11.11.1960 của Thi - Đông và vụ ném bom dinh Độc Lập của Cử - Quốc bất thành, mặc dù bị đàn áp mạnh mẽ, nhưng âm mưu ám sát Nhu và Lệ Xuân vẫn không bị dập tắt. Nhiều vụ không được báo chí đưa tin nên ít ai được biết, trong đó có vụ sau đây: một sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ trong dinh Độc Lập được Ngô Đình Diệm - Nhu tin cẩn đã ném lựu đạn với ý đồ giết chết Nhu và Lệ Xuân.

Theo lời kể của Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời Ngô Đình Diệm - Nhu, thì vụ ám sát đã diễn ra như sau: Vào những ngày tháng 10.1963, cao trào chống Ngô Đình Diệm - Nhu từ các phe phái dâng cao, trong đó có những âm mưu hạ sát Ngô Đình Diệm và Lệ Xuân. Các nhóm này đã móc nối được với viên chuẩn úy sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ trong Nha Nghi lễ Phủ Tổng thống.

Viên sĩ quan này tên là Châu, đã phục vụ nhiều năm từ thời Phủ Tổng thống còn đặt ở dinh Gia Long, đồng thời biên chế trong lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống. Anh ta có điều kiện gần gũi Ngô Đình Diệm, Nhu và Lệ Xuân, cũng như biết rõ giờ giấc hoạt động của bộ ba này. Song, âm mưu của anh ta bị phát giác bà bị bắt đi một cách bí mật khiến cho mọi người tưởng chừng chẳng có gì xảy ra cả.

Vụ đó liên quan đến một vụ việc khác cũng đã xảy ra cùng lúc: Bấy giờ cha của trung úy Kiệt là đại diện Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Gia Định, bị bắt giám vì chống đối trong các cuộc đấu tranh của Phật giáo. Những người chống Diệm - Nhu đã móc nối với Kiệt để hạ sát Ngô Đình Diệm, Nhu và Lệ Xuân, vì Kiệt là sĩ quan truyền tin của liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống, là một sĩ quan được đánh giá là trung thành với chế độ.

Tuy nhiên, sau đó, sự việc lại diễn tiến theo một ngả khác. Kiệt trình bày vụ cha mình bị bắt cho thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng của lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống và Duệ đem việc này trình thẳng với trung tá Khôi, tư lệnh lữ đoàn, rằng: “Kiệt nó là một sĩ quan phục vụ đắc lực như vậy, mà bây giờ công an bắt cha của nó thì còn ra thể thống gì nữa! Xin trung tá can thiệp gấp, kẻo để lâu người ta sẽ lợi dụng việc bé xé ra to”.

Liền đó, những người chỉ huy lữ đoàn phòng vệ đã liên lạc thẳng với Ty Công an Gia Định và với đại tá Nguyễn Văn Y, Giám đốc Cảnh sát quốc gia. Thế là cha của Kiệt được trả tự do. Và, sự móc nối kia không thành. Vụ này, chỉ sau khi Diệm - Nhu chết đi, Kiệt mới nói lại cho một vài người thân cận nghe. Cũng theo lời Kiệt thì vụ viên sĩ quan hướng dẫn và lễ nghia kia có liên dính líu đến anh ta.

tran le xuan thang tram quyen tinh ky 8
Người dân miền Nam phản đối Mỹ Diệm

Sau khi nhờ Duệ và Khôi can thiệp trả tự do cho cha mình, trung úy Kiệt về nhà. Bấy giờ một viên chuẩn úy sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ Phủ Tổng thống đã đến tìm gặp anh ta, tác động tinh thần Kiệt về vụ tranh đấu của Phật giáo. Viên sĩ quan này ngỏ lời đề nghị Kiệt tham gia vào vụ mưu sát mà ông ta đã vạch ra từ lâu, cho biết rằng đã có một lần thủ sẵn trái lựu đạn trong người để định thanh toán gia đình họ Ngô, nhưng lần đó chỉ có Ngô Đình Diệm mà không có đủ vợ chồng Nhu - Lệ Xuân vì Lệ Xuân đã tác oai tác quái gây ra không biết bao nhiêu chuyện nhiễu nhương. Ông ta quyết diệt trọn họ nhà Ngô cho dù có bị bắn hay hy sinh cũng thỏa lòng.

Song, viên chuẩn úy hướng dẫn và nghi lễ không ngờ là đã “giao trứng cho ác”, bởi Kiệt là một sĩ quan tin cẩn của lữ đoàn phòng vệ. Hắn đã đem tin này cấp báo với thiếu tá Duệ. Và, sau cuộc họp mặt với Khôi, tư lệnh lữ đoàn, Duệ đã ra lệnh bắt giam lỏng ngay viên chuẩn úy kia. Sự việc diễn ra hoàn toàn kín đáo, âm thầm. Duệ với nói Khôi: “Nếu tin này tiết lộ ra ngoài thì mất hết uy tín của lữ đoàn.

Lữ đoàn này từ lâu vẫn có tiếng là trung thành tuyệt đối với Tổng thống, nay lại có một sĩ quan ở ngay trong dinh định mưu đồ như vậy thì nguy quá! Tin này nếu tiết lộ ra ngoài thì sẽ làm hoang mang lữ đoàn”. Trung tá Khôi cũng đồng ý như vậy. Ngay buổi chiều hôm ấy, thiếu tá Duệ triệu tập một phiên họp các sĩ quan của lữ đoàn và cho biết: “Hiện nay bên lực lượng đặc biệt, đại tá Tung đang cần một sĩ quan liên lạc với lữ đoàn. Vậy anh em nào có thể tình nguyện sang bên đó làm việc?”.

Trước khi nói như vậy, thiếu tá Duệ đã dặn đại úy Ngân, sĩ quan an ninh của lữ đoàn: “Khi tôi lên tiếng hỏi anh em có ai tình nguyện qua lực lượng đặc biệt không, thì Ngân phải đứng lên ngay và đề nghị chuẩn úy Thành, tức viên sĩ quan hướng dẫn”. Vì được dặn trước, nên đại úy Ngân giơ tay trả lời ngay: “Tôi xin đề nghị chuẩn úy Thành, chuẩn úy có đủ khả năng làm sĩ quan liên lạc cạnh lực lượng đặc biệt”.

Thiếu tá Duệ chấp thuận liền: “Được lắm! Thôi để Thành sang bên đó, tôi sẽ xin một người khác làm sĩ quan hướng dẫn”. Một lát sau thiếu tá Duệ hỏi đại úy Ngân: “Bây giờ hết giờ làm việc rồi, anh đưa Thành qua ngay lực lượng đặc biệt đi, không có cứ thôi thúc mình mãi”. Câu nói này là mật lệnh bảo đại úy Ngân đưa viên sĩ quan hướng dẫn qua lực lượng đặc biệt để giam ngay. Tự tay đại úy Ngân chở chuẩn úy Thành vào Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt. Trước khi lên đường, Duệ đã nói với Ngân: “Tôi đã điện thoại qua bên ấy rồi”. Rồi Duệ còn dặn phải đối xử với Thành như một sĩ quan, hơn nữa Duệ dặn không được đánh đập gì hắn cả, và Ngân không quên mua một tút thuốc lá để tặng “người anh em” hút.

Nói về Ngô Đình Diệm, sau khi nghe Khôi và Duệ báo cáo vụ này thì ngồi lặng người đi. Còn Nhu thừ ra suy nghĩ. Trong khi đó, Lệ Xuân lồng lộn lên và đập bàn nói: “Đem bắn bỏ nó đi cho rồi!”. Nhưng Ngô Đình Diệm và Nhu bảo: “Để đấy xem ai xúi nó, những người ở cạnh tôi hàng ngày mà còn không hiểu tôi, huống chi người ở xa”.

Rồi Ngô Đình Diệm dặn trung tá Khôi: “Đừng làm gì nó vội, để đấy xem ai xúi nó. CIA? Phật giáo? Đảng đối lập?”. Nhu thì cho rằng: “Đối đãi với nó tử tế để nó tự khai ra đường dây móc nối, còn bịt mồm thì dễ thôi, nhưng kết quả ta chẳng biết đâu mà rờ”. Sau đó, Nhu nhắc lại vụ mấy tay chính khách đang bị giam ở Chí Hòa để chờ ngày đem ra xử (như bác sĩ Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Đinh Xuân Quảng) trong đó có Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đang tại ngoại.

(Còn tiếp)

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 7)
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 6)
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 5)

Lý Nhân