Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TP HCM tăng mặt hàng bình ổn giá

16:19 | 05/04/2012

354 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2012, thành phố có 48 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, tăng 12 doanh nghiệp so với năm ngoái, số mặt hàng bình ổn cũng tăng lên khoảng 15 20%.

Mặc dù, số vốn hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bình ổn giá năm nay của TP HCM giảm nhưng số mặt hàng bình ổn giá tăng lên do các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với thành phố nên nhiều doanh nghiệp không nhận vốn hoặc chỉ nhận một phần vốn nhưng vẫn đảm bảo cung ứng hàng bình ổn ra thị trường theo hướng tăng 10% – 15% so với năm ngoái.

Tổng số vốn thực hiện chương trình bình ổn năm 2012 và Tết Quý Tỵ năm 2013 là 288,6 tỉ đồng, giảm 148,7 tỉ đồng so với năm 2011. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thuốc Tây và giá sữa, không nhận vốn hỗ trợ bình ổn.

Hàng thiết yếu bình ổn giá đáp ứng từ 25 – 50% nhu cầu thị trường

Điểm mới của chương trình bình ổn năm nay, nhóm sữa bột sẽ có thêm 3 dòng sản phẩm, bao gồm: sữa bột cho trẻ em (1-3 tuổi và 4-10 tuổi); sữa cho phụ nữ mang thai; sữa bột chức năng và sữa dinh dưỡng cho cả gia đình. Ngoài nhóm sữa bột, chương trình còn bổ sung thêm dòng sản phẩm sữa nước (sữa dinh dưỡng bổ sung vi chất)… Đến nay, đã có 271 điểm bán bình ổn mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và sữa bột dành cho người cao tuổi.

Về mặt hàng thuốc tây bình ổn giá, thành phố đưa 13 nhóm thuốc sản xuất trong nước vào diện bình ổn giá, với 53 hoạt chất, 70 mặt hàng. Đây là các nhóm thuốc trị các bệnh thường gặp, bệnh mãn tính. Đến nay, đã có 1.023 điểm bán hàng bình ổn, tăng thêm 698 điểm so với đầu chương trình.

Hiện nay, số lượng hàng thực phẩm thiết yếu tham gia bình ổn chiếm từ 25 – 50% nhu cầu thị trường. Nói về giá cả hàng bình ổn bà Lê Ngọc Đào – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố cho biết: Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi giá cả thị trường biến động thất thường nên giá hàng bình ổn được quy định sẽ thấp hơn giá thị trường từ 5-10%.

Để đưa hàng bình ổn giá đến với người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa, công nhân các KCN – KCX, sinh viên… các doanh nghiệp bình ổn cũng thường xuyên tổ chức các chuyến bán hàng lưu động với quy mô lớn để phục vụ các nhóm đối tượng này.

Tổng Công ty thương mại Sài Gòn và Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ và Thành đoàn TP HCM xây dựng mô hình “cửa hàng Co.op” và “Tiệm tạp hóa Thanh niên” nhằm đưa hàng bình ổn vào sâu trong địa bàn dân cư. Các doanh nghiệp cũng ký kết hợp tác phát triển điểm bán trên địa bàn thành phố, vận động đoàn viên, hội viên, gia đình có diện tích mặt bằng phù hợp, có khả năng kinh doanh… sẽ được hỗ trợ quầy kệ, cung ứng hàng hóa và các trang thiết bị để kinh doanh hàng bình ổn giá.

Mai Phương