TP HCM: Hướng dẫn hoạt động vận tải, thí điểm kinh doanh ăn uống đến 22 giờ
Xe ôm công nghệ được hoạt động tối đa không quá 50% số xe của mỗi hãng, tài xế phải tiêm ít nhất 1 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. |
Ngày 17/11, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM đã hướng dẫn về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP HCM (cấp độ dịch cấp 2) áp dụng kể từ 17/11 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đó, xe ôm công nghệ được hoạt động tối đa không quá 50% số xe của mỗi hãng. Tài xế đáp ứng điều kiện là đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch 5K. Trường hợp xe giao hàng thì phải tuân thủ quy trình giao nhận hàng để đảm bảo phòng chống dịch.
Riêng xe ôm truyền thống tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Xe taxi, xe khách tuyến cố định và xe trung chuyển, xe hợp đồng, xe vận chuyển công nhân và chuyên gia, xe du lịch (bao gồm tuyến du lịch triển khai thí điểm từ TP đến TP Vũng Tàu và ngược lại) được phép hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Đồng thời, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động vận tải của địa phương nơi đến.
Xe buýt thực hiện theo kế hoạch do Sở GTVT công bố. Đối với đường sắt, đường hàng không hoạt động theo quy định của Bộ GTVT. Còn các loại hình vận tải đường thủy được hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.
Chiều 17/11, UBND TP HCM ban hành văn bản khẩn cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được thí điểm hoạt động đến 22 giờ hằng ngày từ nay đến hết ngày 30/11.
Để được hoạt động, các cơ sở phải đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
Theo đó, tại các địa bàn được đánh giá cấp độ dịch là cấp độ 1 và cấp độ 2, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới.
Đối với địa bàn được đánh giá cấp độ dịch là cấp 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm và không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.
Với địa bàn cấp độ dịch là cấp 4, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn, uống tại chỗ.
Sau thời gian thực hiện thí điểm, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND TP HCM.
Trước đó, UBND TP HCM cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ và phải đáp ứng các điều kiện: Đáp ứng các quy định theo bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các yêu cầu như đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày, được phục vụ tối đa 50% công suất; không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.
Riêng UBND quận 7, TP Thủ Đức được phép quyết định cụ thể địa bàn thuộc phạm vi quản lý để thí điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn.
TP HCM cho phép mở lại nhiều hoạt động, dịch vụ |
TP HCM: Chạy lại 30 tuyến buýt từ ngày 15/11 |
Lễ tưởng niệm người mất vì Covid-19 tại 2 điểm cầu TP HCM, Hà Nội |
H.T
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Quảng Nam: Chưa thể khẳng định 18.000 lít dầu DO mất tích trong vụ tàu hàng gặp nạn
-
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho các nghề nặng nhọc, nguy hiểm
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11